Bí quyết giảm áp lực trong công việc (P3)

Như vậy chúng ta đã cùng đi qua 2 phần đầu của bài viết để tìm hiểu 8 trong số những Bí quyết giảm áp lực trong công việc, qua đây chắc các bạn phần nào hiểu được áp lực cũng là một cách rất tốt để phát triển nếu biết tận dụng đúng cách, thay đổi trong tiềm thức là một điều rất quan trọng. Hãy cùng chúng tôi khám phá các bí quyết cuối cùng trong phần 3 này nhé!

9. Hãy chậm lại

Thời gian là một loại áp lực vô hình, hãy chậm lại để điều chỉnh bản thân lên trạng thái tốt nhất!

Thời gian là một thứ khiến người ta chán ghét khi phải đối diện với áp lực, vì dường như với khối lượng công việc khổng lồ thì bao lâu cũng là chưa đủ. Thời gian cũng chí là một loại áp lực có khả năng tàn phá tâm trí con người nhanh nhất. Những lúc bị kim đồng hồ rượt đuổi, tâm lý chung là chúng ta thường cuống quýt hoàn thành những thứ còn dang dở cho kịp thời hạn. Nhưng thực tế là càng cuống bạn lại càng rối, cố gắng sửa chỗ này thì nó lại lỗi chỗ kia do bạn làm không cẩn thận, không xem xét trước sau. Mỗi lần như thế hay rời tay khỏi công việc, bình ổn hơi thở và tâm trí rồi mới tiếp tục, chậm như mà chắc.

Làm chậm lại không có nghĩa là bạn được phép lười biếng, kéo dài hết cái này sang cái khác, mà là việc điều chỉnh nhịp độ công việc, không quá dồn dập khẩn trương dễ xảy ra sai sót khi thực hiện hơn.

10. Hoạt động để xả stress

Quá tập trung vào công việc cũng không phải điều tốt, khi ngồi lâu trong một tư thế sẽ khiến máu lưu thông chậm hơn, các cơ căng cứng, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tuy duy và hiệu suất công việc. Như đã nói trong các phần trước của bài viết, bạn nên bố trí thời gian thư giãn xen kẽ với làm việc, lúc đó bạn có thể nghỉ ngơi tại chỗ hoặc tốt nhất là đứng dậy làm vài động tác vận động chân tay như tập thể dục chẳng hạn. Nhìn thì có vẻ khôi hài nhưng đó lại là ý tưởng tuyệt vời giúp bạn xả stress nhanh chóng. Các hoạt động kiểu này giúp cả cơ thể được thả lỏng, giảm bớt phần nào cảm giác mệt mỏi và áp lực trong tâm trí.

11. Hãy chia sẻ áp lực trong công việc

Chia sẻ sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ lòng hơn

Tâm bệnh mới là bệnh khó chữa, dồn nén cảm xúc quá lâu sẽ khiến bạn sinh ra cảm giác u uất, chán nản, mất tự tin vào bản thân. Nhất là trong quãng thời gian phải chịu áp lực công việc, nhiều người đã từng nổi điên, mất kiểm soát bản thân và phải tìm đến các bác sĩ trị liệu tâm lý để giải tỏa. Chúng tôi đã khuyên bạn nên tìm một niềm vui trong cuộc sống để có những suy nghĩ tích cực, để thấy rằng công việc không phải tất cả, xung quanh ta còn rất nhiều mối quan hệ khác, hãy lựa chọn một người đáng tin để chia sẻ áp lực với họ.

Chia sẻ không mong được giúp đỡ, chỉ là cần trải lòng cho nhẹ bớt gánh nặng mà thôi. Nếu cảm thấy quá ngại ngùng, hãy để những câu chữ thay cho lời nói, để trang nhật kí thay cho người bạn tâm giao mà trút hết tâm sự vào đó. Một ngày nào đó khi nhìn lại bạn sẽ thấy mình thật tài giỏi, vì mọi áp lực đều có thể vượt qua!

12. Hãy tạo ra những thói quen

Hãy  tạo cho mình một thói quen trước khi trình bày hoặc thực hiện một điều gì đó. Thói quen này sẽ giúp cho bạn giữ được tập trung, không bị xao nhãng và đưa bạn về ‘vùng quen thuộc’ bằng cách phát ra tín hiệu cho cơ thể bạn biết rằng ‘đã đến lúc thực hiện công việc’. Nhờ vào điều đó bạn sẽ giảm thiểu được khả năng rối loạn, mất kiểm soát khi chịu áp lực cao.

Áp lực trong công việc là một yếu tố không thể thiếu, nhưng di chứng để lại cực kì nặng nề nếu chúng ta không có biện pháp phòng bị và đối phó. Với 12 bí quyết này, hi vọng bạn sẽ giải tỏa được căng thẳng để làm việc hiệu quả hơn!

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

Bí quyết giảm áp lực trong công việc (P1)

Bí quyết giảm áp lực trong công việc (P2)

Khởi nghiệp thế nào khi chỉ có hai bàn tay trắng


Chia sẻ bài viết này