Thành công trong kinh doanh ngoài những yếu tố ngoại vi như biến động thị trường, nhu cầu của khách hàng, sản phẩm,…thì các yếu tố nội vi trong bản thân mỗi doanh nhân cũng rất quan trọng. Vì dù thế nào thì con người cũng luôn là yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động. Vậy nên để thành công trong kinh doanh mỗi người phải tự rèn luyện cho mình một số kĩ năng quan trọng sau.
1. Khả năng tập trung
Nhiều người thường quan niệm để thành công trong kinh doanh bạn phải thực sự là một siêu nhân, có thể ôm đồm nhiều việc một lúc và việc nào cũng làm tốt, cũng hoàn thành đúng thời hạn. Nhưng thực tế không phải vậy, những doanh nhân thành công chia sẻ rằng họ chỉ tập trung vào công việc chính của mình và cố gắng hết sức để làm tốt nhất việc đó mà thôi. Nên nhớ rằng bạn cũng chỉ là con người mà thôi, sức lực của bạn có hạn, khả năng của bạn cũng có hạn, đừng tham lam mà ôm quá nhiều việc, thực hiện quá nhiều mục tiêu để rồi không cái gì thực sự tốt. Hãy tập trung vào mục đích của mình và làm mọi cách để đạt được nó.
2. Biết lập kế hoạch
Người thành công không làm những việc thừa thãi, không làm một cách bừa bãi, họ luôn đưa mọi thứ vào quy trình đã được lên sẵn trong kế hoạch và làm đúng theo từng bước đã định ra. Trong kinh doanh bạn không thể nghĩ gì liền làm cái đó, bạn cần có một kế hoạch cụ thể với mục tiêu rõ ràng và cách thức thực hiện. Bản kế hoạch ấy phải được tổng hợp sau quá trình phân tích tỉ mỉ thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và chính tiềm năng của doanh nghiệp để có thể chính xác nhất.
Nhưng đừng cho rằng lập kế hoạch nghĩa là bạn buộc phải gò mình vào khuôn khổ, làm việc quá nguyên tắc và cứng nhắc. Trong kinh doanh không có gì là bất biến cả, để thành công bạn phải lường trước được những rủi ro, những biến động bất ngờ và có phương án dự phòng. Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo chỉ khi nó luôn có một đường lui chu toàn cho bạn.
3. Biết phân quyền
Như đã nói ở trên, để thành công trong kinh doanh không có nghĩa là bạn phải ôm tất cả mọi việc về phía mình, bạn chỉ cần làm tốt chức trách là đủ rồi, những công việc khác cứ chia cho cấp dưới và quản lý họ bằng kết quả. Nói như thế đồng nghĩa với việc bạn phải có kĩ năng phân quyền tốt, nên nhớ, là phân quyền chứ không phải đùn đẩy công việc. Muốn vậy bạn phải hiểu được tính chất công việc, biết được quy trình thực hiện và yếu tố mấu chốt cần chú ý, đồng thời bạn cũng phải biết nhân viên của mình có năng lực như thế nào, có phẩm chất gì để giao đúng người đúng việc.
Xây dựng tổ chức của mình thành một hệ thống với những cấp bậc khác nhau sẽ giúp bạn dễ quản lý hơn, mọi thứ cũng đi vào guồng quay thống nhất nên phối hợp nhuần nhuyễn hơn, công việc vì vậy mà có thể hoàn thành tốt hơn. Phân quyền là kĩ năng đòi hỏi khả năng phân tích cao và chính xác, thế nên đừng làm việc theo cảm tính!
4. Luôn có tinh thần học hỏi
Chẳng ai sinh ra đã là kẻ giỏi giang, thành công trong kinh doanh phải trải qua thất bại mới vững bền, không chỉ học hỏi từ kinh nghiệm của bản thân, bạn cần phải học thêm ở những người đi trước nữa. Học, học nữa, học mãi, câu nói này dù với bất kỳ ai, bất kỳ thời điểm nào cũng đúng. Muốn thành công bạn phải liên tục tích lũy kiến thức, trang bị đầy đủ cho mình để bước đi vững vàng hơn.
Đừng ngủ quên trong chiến thắng! Hãy nghe theo lời khuyên này, những thành quả đạt được là xứng đáng với bạn, bạn có quyền tự hào nhưng đừng tự mãn. Thành công ấy chính là động lực để bạn gắng sức học hỏi và cố gắng nhiều hơn nữa trên con đường vươn tới đích cuối cùng của mình.
(còn tiếp…)
Phần mềm quản lý cửa hàng thiết bị văn phòng