Khởi nghiệp kinh doanh là bắt đầu bước trên con đường chông gai và đầy sóng gió, những cạm bẫy sẽ luôn rình rập để kéo trượt bước chân bạn đến với thành công. Chính ý chí, chính lòng nhiệt huyết và sự tin tưởng sẽ trở thành động lực để bạn vượt qua tất cả. Nhưng không phải lúc nào sai lầm cũng giống nhau, trong bài viết này cúng tôi sẽ tổng hợp 7 sai lầm thường gặp cản trở bạn khởi nghiệp kinh doanh hành công, giúp bạn có thêm kinh nghiệm để đối mặt.
1. Không biết mình thực sự muốn gì
Khởi nghiệp kinh doanh không phải một việc mơ hồ nào đó, cũng không phải làm vì người khác, đó là con đường rõ ràng của bạn và hướng tới thành công cho bạn. Thế nên khi xác định sẽ kinh doanh bạn phải biết thực sự bản thân muốn gì để từ đó biết mình cần làm những gì.
2. Hướng tới quá nhiều mục tiêu
Sai lầm mà những người khởi nghiệp kinh doanh thường gặp là quá tham vọng, quá tự tin với bản thân nên ôm đồm cùng lúc nhiều việc, đặt ra nhiều mục tiêu trong khi khả năng thực tế của bạn thân lại không được như vậy. Đúng là mọi người thường được khuyến khích hãy cứ nghĩ, cứ làm đi, sai có thể sửa, rằng chúng ta chỉ thực sự thất bại khi chúng ta không dám thực hiện. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn cứ vẽ ra một đống thứ rồi cố gắng hoàn thành bằng hết chúng. Việc đề ra quá nhiều mục tiêu chỉ khiến sự chuyên tâm của bạn bị phân tán, sức lực của bạn cũng bị chia sẻ rồi cuối cùng việc nào cũng không làm đến nơi đến chốn.
Lời khuyên cho bạn là hãy liệt kê ra tất cả những thứ mình cần đạt được theo thứ tự giảm dần độ quan trọng, sau đó khoanh tròn 5 lựa chọn đầu tiên để bắt tay vào thực hiện. Con số này có thể giảm tùy vào khả năng của bạn, điều cốt lõi là bạn phải biết ưu tiên cái gì trước.
3. Hành động có lí trí
Chiến trường kinh doanh là nơi tàn nhẫn nhất, tất cả cảm xúc bị chi phối bởi thành công – phá sản, bởi cộng tác – kẻ thù, không hề có chỗ cho những người cảm tính hay làm việc ủy mị. Hành động có lí trí là việc bạn xử lí tình huống một cách hoàn hảo nhất, vừa đảm bảo lợi ích vừa đạt được mục tiêu mong muốn. Muốn vậy trước tiên hãy hiểu chính bản thân mình, biết được giới hạn nào để biết dừng lại đúng mức.
Luôn tỉnh táo trước những biến động thị trường, không chủ quan khi đạt được thành tích, khôn khéo khi đối mặt với những chiêu trò cạnh tranh của đối thủ, mềm mỏng nhưng kiên quyết với nhân viên. Mọi thứ bạn luôn cần lí trí, đừng đánh mất điều đó dù trong bất cứ tình huống gì.
4. Quá hà khắc với bản thân
Khởi nghiệp luôn không dễ dàng, nhiều người vì quá chấp nhất với thành công mà ép bản thân vào khuân khổ hà khắc nhất. Làm việc không ngừng nghỉ, xoay vần với hàng tá chủ đề từ mới đến cũ, luôn yêu cầu “hơn, hơn nữa, hơn thế nữa”. Đặc biệt trong giai đoạn đầu khốn khó nhất, không đủ vốn, không đủ nguồn lực thì những người như thế càng cố gắng vắt kiệt sức lực bản thân hơn, kể cả khi đã đạt được thành tựu cũng chẳng cho bản thân nghỉ ngơi.
Đừng như vậy, bạn đang thiêu đốt chính mình ngay từ bước đầu chứ không phải chỉ là cố gắng đơn thuần đâu. Hãy thả lỏng, điều hòa tâm trạng của chính mình bằng cách tự thưởng những phần quà nhỏ bé như một ngày nghỉ ngơi chẳng hạn. Đây không phải là nuông chiều bản thân mà là cách để bạn cân bằng lại, vì làm việc quá áp lực sẽ khiến tinh thần bạn bị dồn nén, mọi thứ ứ đọng không thể giải thoát dẫn đến sự đi xuống của thành tích. Thư giãn là cách sáng tạo tốt nhất!
(Còn tiếp…)
Tham khảo bài viết khác tại đây:
Quy trình kinh doanh online thành công
Những điều cần biết trước khi kinh doanh karaoke
Những lưu ý khi vay vốn kinh doanh