7 câu hỏi cần trả lời khi khởi nghiệp kinh doanh (P1)

Nhiều người khi khởi nghiệp kinh doanh thường quá hào hứng với những kế hoạch mới, tương lai mới và thành công sẽ có nên đôi khi lại quên mất bước chuẩn bị đầu tiên quan trọng nhất, đó là chuẩn bị của bản thân. Vì khởi nghiệp kinh doanh bạn sẽ đóng vai trò chủ chốt trong tất cả công việc, nếu chính bạn không được trang bị đầy đủ thì mọi thứ “mới” kia sẽ chỉ là một cái đích xa vời mà thôi. Với “7 câu hỏi cần trả lời khi khởi nghiệp kinh doanh” bạn sẽ biết mình đang có gì và còn thiếu gì để hoàn thiện hơn, chuẩn bị thật tốt cho chặng đường dài sắp tới.

1. Bạn kinh doanh hay nghiên cứu sản phẩm?

Không thể phủ nhận sự sáng tạo của rất nhiều người, họ có thể nghĩ ra những ý tưởng độc đáo, mới lạ và hiện thực hóa nó thành một sản phẩm cụ thể. Mà trong kinh doanh thì sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng, nó là tiền đề để bạn thực hiện kế hoạch và đạt mục tiêu đã đề ra. Nhưng nên lưu ý rằng sản phẩm chỉ là “một trong số” những thứ mà kinh doanh cần.

Khi khởi nghiệp kinh doanh nhiều người thường quá sa đà vào việc nghiên cứu sản phẩm, phát triển những tính năng nổi trội mới. Điều này dĩ nhiên là tốt, nhưng ngoài sản phẩm bạn cần quan tâm đến thị trường, đối thủ cạnh tranh, các nguồn lực cần thiết,…Như đã nói ở trên, bạn sẽ đóng vai trò chủ chốt trong mọi việc nên cần có sự bao quát, khả năng quản lý tốt hơn là chỉ tập trung vào một khía cạnh.

Nên nhớ, bạn là doanh nhân, một doanh nhân đúng nghĩa, bất kể ngành nghề bạn chọn lựa là gì!

2. Ý tưởng của bạn là dành cho bạn hay cho người dùng?

Đam mê là một phẩm chất không thể thiếu khi bạn muốn thành công ở bất cứ lĩnh vực nào, đó là động lực để bạn tiếp tục, là niềm vui trong công việc của bạn. Nhưng, trong kinh doanh bạn cần xác định rõ, đam mê của bạn là vì người khác.

Tại sao tôi nói vậy? Thực tế cho thấy nhiều ý tưởng kinh doanh rất hay ho, rất độc đáo, rất lý tưởng, nhưng hoàn toàn thất bại. Lý do là vì tất cả ý tưởng đó chỉ là thỏa mãn cho chính người tạo ra nó mà không phục vụ được cho ai khác cả. Thế nên khi bắt đầu lên ý tưởng kinh doanh việc bạn cần làm là điều tra thị trường trước, từ nhu cầu của thị trường mà xác định mình sẽ làm gì và cần phải làm những gì.

3. Bạn có đủ độc lập và kiên định khi khởi nghiệp kinh doanh?

Khởi nghiệp kinh doanh nghĩa là bạn phải tự bước đi trên đôi chân của mình, sẽ có người hỗ trợ bạn nhưng đích đến chỉ đủ lối cho một người mà thôi. Vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn là người không phụ thuộc, độc lập về suy nghĩ, độc lập về cách làm.

Đừng hiểu sai ý của tôi, tôi khuyên bạn nên độc lập chứ không bảo bạn phải cô lập chính mình. “Buôn có bạn, bán có phường”, kinh doanh không thể thiếu tinh thần hợp tác. Tôi chỉ muốn nói bạn nên có chính kiến của mình, biết tự làm mọi việc thay vì lúc nào cũng nhờ sự giúp đỡ của người khác. Kinh doanh không có một khuôn mẫu cụ thể, để thành công bạn phải tạo nên sự đặc biệt, mà tất cả chỉ có được bạn độc lập, khi bạn là chính bạn mà thôi.

Còn kiên định? Dĩ nhiên chẳng con đường nào bằng phẳng cả, kinh doanh càng gập ghềnh khó đi, sẽ có lúc bạn thất bại, có lúc bạn nản chí. Nhưng cần kiên định với ước mơ, với mục tiêu của mình. Kiên định giống như bộ rễ giúp bạn cắm sâu vào nền đất dẫu phong ba có lớn thế nào đi nữa.

4. Doanh nghiệp của bạn có gì khác biệt?

Phần trên tôi đã nói đến sự đặc biệt trong kinh doanh, đó gần như là yếu tố quyết định đến việc thành bại của doanh nghiệp bạn giữa thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay. Một lĩnh vực có thể có hàng trăm doanh nghiệp cùng muốn chia thị phần thế nên nếu bạn không nổi bật bạn sẽ bị văng ra khỏi cuộc chiến ấy.

Sự khác biệt có thể đến từ sản phẩm, những tính năng mới, độc đáo, hữu dụng mà đối thủ chưa có, hay mức giá cả thấp cạnh tranh. Khác biệt cũng có thể là việc bạn xác định tập khách hàng mục tiêu, đi vào thị trường ngách, đó là cách cạnh tranh được nhiều người áp dụng khi khởi nghiệp kinh doanh.

Tất cả những sự khác biệt trên không phải chỉ để thỏa mãn việc thích nổi trội mà là để thu hút khách hàng. Giữa hàng ngàn sản phẩm tương tự nhau của các doanh nghiệp, nếu bạn quá mờ nhạt chắc chắn khách hàng sẽ bỏ qua bạn mà lựa chọn một người khác. Hãy nhớ một câu thế này, làm cho mình nhưng phải vì người khác!

(còn tiếp…)

Làm nội dung website, chỉ viết lách thôi liệu có đủ?

Những lưu ý khi xây dựng website bán hàng trực tuyến (P2)

Những lưu ý khi xây dựng website bán hàng trực tuyến (P1)

Tùng MKT


Chia sẻ bài viết này