7 bước định vị thị trường ngách hiệu quả (phần 2)

Hiện tượng các đại gia lĩnh vực bán lẻ đang cố gắng thực hiện tham vọng vươn vòi bạch tuộc của mình tới khắp các quốc gia, vùng lĩnh thổ trên thế giới đã làm gia tăng mạnh mẽ mức độ cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế, các doanh nghiệp bán lẻ càng xác định rõ thị trường mục tiêu bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu bởi ngay cả các tập đoàn lớn cũng phải tìm ra được phân khúc thị trường riêng mới có thể thành công. Dưới đây là gợi ý 5 trong 7 bước bước giúp các đơn vị định vị thị trường ngách hiệu quả.

3. Nắm bắt tâm lý khách hàng

Nguyên tắc vàng không chỉ đúng trong cuộc sống mà cũng thích hợp trong kinh doanh đó là“Những gì bạn không muốn thì đừng làm cho người khác”. Khi bạn làm theo nguyên tắc này và nhìn sự việc dưới góc độ của khách hàng, đặt mình vào vị trí của khách hàng thì bạn sẽ biết được họ muốn gì, cần gì. Cách tốt nhất để đứng vào vị trị của khách hàng là trò chuyện với họ và tìm hiểu những vấn đề mà họ đang quan tâm.

 

4. Tổng hợp thông tin để định vị thị trường ngách chính xác

Đi đến giai đoạn này thì thị trường ngách của bạn bước đầu đã được định hình nhờ những thông tin mà bạn có về nhu cầu và mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Một thị trường ngách tiềm năng cần có năm yếu tố sau:

Phù hợp với mong muốn và tầm nhìn dài hạn của bạn

 Có nhu cầu với sản phẩm

Được lên kế hoạch phát triển thật cụ thể

 Chưa có đối thủ nào, ‘một mình một chợ’

Tăng trưởng khả quan, giúp bạn gia tăng lợi nhuận mà không phải thay đổi giá trị cốt lõi.

5. Đánh giá

Bước tiếp theo là đối chiếu ý tưởng sản phẩm hay dịch vụ của bạn với 5 yếu tố đã nêu trong bước 4. Chắc chắn bạn sẽ thấy có sự không tương thích, có những điểm bất lợi, chưa hợp lí, chẳng hạn như thị trường ngách đó đòi hỏi phải đi công tác nhiều mà bạn thì chưa sẵn sàng. Như thế có nghĩa là ý tưởng sản phẩm/dịch vụ chưa đáp ứng được tiêu chí ‘phù hợp với mong muốn và tầm nhìn dài hạn của bạn’. Hãy cân nhắc những mong muốn và khả năng của bản thân có thể khỏa lấp được những vấn đề đó hay không? Nếu bạn chấp nhận hướng đi đó thì lợi nhuận mang lại có bền vững và vượt trội hay không? Nếu có thì hãy thử sức, còn nếu không thì hãy gạt bỏ nó đi và chuyển sang ý tưởng khác.

6. Thử nghiệm thực tế

Khi đã ‘khớp’ được ý tưởng sản phẩm với phân khúc thị trường, bạn vẫn cần có thử nghiệm thực tế, đây sẽ là quãng thời gian thử nghiệm trước khi làm chính thức. Khách hàng tiềm năng sẽ phải được mua sản phẩm thật hoặc được đích thân trải nghiệm dịch vụ. Hãy làm các mẫu dùng thử, tổ chức các hội thảo mini hoặc gửi các tờ rơi, hướng dẫn sử dụng, cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm. Tuy nhiên quá trình thử nghiệm sản phẩm/dịch vụ cũng nên vừa phải, tránh lãng phí.

7. Triển khai ý tưởng

Đã đến lúc triển khai ý tưởng của bạn. Với rất nhiều người khởi nghiệp, đây là giai đoạn khó khăn nhất. Tuy nhiên, nếu như bạn đã thực hiện nghiêm túc các bước trước thì không có gì phải lo lắng cả. Mọi thứ sẽ nằm trong kế hoạch và tầm nhìn của bạn, nếu có vấn đề nảy sinh ngoài kế hoạch thì cũng sẽ không quá nghiêm trọng.

Hiện nay có hai thị trường mục tiêu cơ bản là: cá nhân và doanh nghiệp. Ranh giới của hai thị trường này được phân chia rất rõ ràng. Giả sử, bạn đang định bán các sản phẩm thời trang phụ nữ tại một cửa hàng bán lẻ, thị trường mục tiêu của bạn là các khách hàng cá nhân. Còn nếu bạn muốn kinh doanh các sản phẩm văn phòng phẩm, đồ dùng văn phòng, thì đối tượng khách hàng của bạn lại là các doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, nếu bạn điều hành một công ty về dịch vụ in và thiết kế, bạn có thể tấn công cả hai thị trường trên.

Việc tìm kiếm thị trường ngách “niche market” hiện nay không phải là hiện tượng mới nhưng lại là giải pháp cạnh tranh hiệu quả cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không phải doanh nghiệp nào cũng ngay lập tức tìm được lối đi phù hợp nhưng cũng không ít đơn vị đã làm được điều này, thậm chí là trở thành “ông hoàng” trong lĩnh vực của mình. Vậy nên lời khuyên chân thành nhất cho các doanh nghiệp bán lẻ là hãy cố gắng định vị thị trường ngách hiệu quả để có thể hoạt động hiệu quả lâu dài.

7 bước định vị thị trường ngách hiệu quả (phần 1)

Cửa hàng bán lẻ truyền thống nên tìm thị trường ngách để chen chân

Thị trường ngách và vấn đề chiến lược trong kinh doanh bán lẻ


Chia sẻ bài viết này