7 bước cơ bản trong quy trình bán hàng

Quy trình bán hàng chuẩn bao gồm những bước nào? Làm sao để kinh doanh và quản lý bán hàng online chuyên nghiệp và hiệu quả? Ngày nay khi thị trường ngày càng mở rộng, tăng cường sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thì việc ứng dụng một cách chuẩn mực và sáng tạo các quy trình bán hàng kết là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về quy trình bán hàng chuẩn, dưới đây chúng tôi xin được giới thiệu những bước cơ bản của kinh nghiệm kinh doanh này, giúp bạn tìm ra quy trình bán hàng tại cửa hàng hoặc của công ty một cách hiệu quả nhất. 

1. Nghiên cứu kĩ kế hoạch và chỉ tiêu

Để lập một quy trình bán hàng hiệu quả thì đầu tiên bạn nên nghiên cứu kĩ càng kế hoạch kinh doanh để xác định rõ xem chỉ tiêu và khách hàng cần hướng đến là những đối tượng nào. Từ đó tiếp tục lập một kế hoạch nhỏ để thực hiện những mục tiêu trên. Ngoài ra bạn cũng nên chú trọng tới các vấn đề như thông tin sản phẩm và nhận hàng hóa, dịch vụ card visit, trang phục đến tâm lý bán hàng.

Hãy nghiên cứu kế hoạch để có một quy trình bán hàng hiệu quả

2. Tiến hành thăm dò ý kiến và sàng lọc khách hàng

Bước thứ hai trong quy trình bán hàng của công ty là phát hiện ra các khách hàng triển vọng, xây dựng một danh sách khách hàng tiềm năng của mình, sàng lọc những khách hàng không đủ tiêu chuẩn. Bước này giúp nhân viên bán hàng tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, hình thành phong cách chuyên nghiệp, hiện đại. Nhân viên bán hàng có thể gọi điện thoại, gửi thư điện tử cho các khách hàng triển vọng trước khi quyết định hẹn gặp.

3. Tiếp cận sơ bộ hướng tới thiết lập cuộc hẹn

Nhân viên bán hàng cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về khách hàng triển vọng, đề ra mục tiêu của cuộc trao đổi và thuyết phục khách hàng. Nhân viên phải có chiến lược để tiếp cận đối với từng khách hàng cụ thể, vì vậy nên tìm hiểu những đặc điểm tính cách và nhu cầu chủ yếu của họ để nhắm trúng vào những điểm đó. Nếu bạn thành công trong việc gây ấn tượng đầu tiên tốt với khách hàng thì bạn đã thuyết phục được họ tới 50% và toàn bộ những bước còn lại của quy trình bán hàng sẽ trở nên dễ dàng.  Nhân viên bán hàng cần biết cách chào hỏi người mua để có được bước mở đầu cho mối quan hệ sau này, bao gồm biểu hiện bề ngoài, những lời mở đầu và cách nhận xét trong câu chuyện.

 

Phải biết thiết lập cuộc hẹn mới hoàn thiện được quy trình bán hàng trực tiếp

4. Giới thiệu và trình bày

Đây là giai đoạn nhân viên bán hàng giới thiệu sản phẩm của mình với người mua để hướng họ theo trình tự (chú ý đến sản phẩm, quan tâm, mong muốn và cuối cùng là hành động mua), nhân viên bán hàng phải nhấn mạnh kỹ lưỡng những lợi ích của khách hàng và nêu lên những tính năng của sản phẩm đảm bảo được những lợi ích đó.

5. Thuyết phục khách hàng, xử lý thắc mắc và những ý kiến trái chiều

Bên cạnh những thắc mắc về tổng quan sản phẩm thì khách hàng hầu như bao giờ cũng đưa ra những ý kiến phản đối trong quá trình giới thiệu hay khi đề nghị đặt mua hàng, sự chống đối của họ có thể về mặt tâm lý hay logic. Phản ứng này của khách hàng là hoàn toàn tự nhiên và bình thường bởi ai cũng muốn lựa chọn cho mình sản phẩm tốt nhất, nhưng chính cách giải quyết, trả lời ý kiến của khách hàng lại  xác định bạn có phải một người bán hàng giỏi hay không. Để xử lý những chống đối này, nhân viên bán hàng luôn phải giữ thái độ vui vẻ, đề nghị người mua làm rõ những ý kiến không tán thành, phủ nhận hợp lý giá trị những ý kiến phản đối,…

6. Thống nhất đơn hàng

Đây là giai đoạn nhân viên bán hàng phải cố gắng thống nhất đơn hàng, họ cần biết cách nhận ra những tín hiệu kết thúc đơn hàng ở người mua, bao gồm những cử chỉ, lời nói hay nhận xét và những câu hỏi, nhân viên bán hàng có thể đưa ra những tác nhân đặc biệt để kích thích người mua kết thúc đơn hàng. Đặc biệt là luôn sử dụng những câu hỏi mở khiến cho khách hàng khó từ chối hơn.

7. Chăm sóc khách hàng cũng thuộc quy trình bán hàng

Bước cuối cùng này của quy trình bán hàng tại cửa hàng rất cần thiết bởi nó giúp củng cố chắc chắn hơn việc khách hàng sẽ hài lòng và tiếp tục quan hệ làm ăn, ngay sau khi kết thúc giao dịch nhân viên bán hàng cần hoàn tất mọi chi tiết cần thiết về thời gian giao hàng, điều kiện mua hàng, thường xuyên cập nhật thông tin để tránh tình trạng lãng quên, bỏ rơi khách hàng.

Trên đây là 7 bước xây dựng quy trình bán hàng chuẩn giúp bạn kinh doanh hiệu quả hơn, nhưng tùy thuộc vào từng lĩnh vực, ngành nghề và sản phẩm mà sẽ có sự khác biệt. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ mình phải làm gì để phục vụ khách hàng tốt nhất, từ đó mới đưa ra giải pháp phù hợp cho từng bước của quy trình.



Chia sẻ bài viết này