6 bài học tiền bạc mà ai cũng cần phải biết trước khi bước vào đời

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chắc hẳn bạn đã được học quá nhiều thứ phức tạp, chẳng hạn như bậc hai phương trình, thuyết tiến hóa và nhiều thứ khác tương tự như thế. Nhưng liệu những kiến thức ấy đã đủ để bạn có thể tự tin bước vào đời và khởi nghiệp thành công hay chưa? Mấy ai có thể dỏng dạc trả lời là “Có”, bởi lẽ hầu hết sinh viên ra trường hiện nay còn quá “ngây thơ” trong vấn đề quản lý tiền bạc, mà đây lại là yếu tố cốt lõi để đánh giá sự thành công của một người khi khởi nghiệp.

 

6 bài học tiền bạc mà ai cũng cần phải biết trước khi bước vào đời

 

Tuy nhiên, bây giờ vẫn chưa phải là quá muộn để bạn tích lũy thêm cho mình những kỹ năng cần thiết trong công cuộc kiếm thật nhiều tiền. Hãy theo dõi 15 bài học về tiền bạc quan trọng mà ai cũng cần trước khi bước vào đời dưới đây, hy vọng bạn sẽ tìm thấy cho mình những bài học quý giá.

Làm thế nào để kiểm soát ngân sách của bạn?

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc đi làm mà không đủ tiền để sống, hay kinh doanh mà doanh thu không đủ bù đắp chi phí,… thì vấn đề bạn cần cải thiện là tìm cách gia tăng thu nhập của mình, hoặc chi tiêu ít đi.

 

 

Kiềm hãm thói quen mua sắm điên cuồng không bao giờ là một việc dễ dàng, bởi khi đó, lý trí không thể kiểm soát được hành động ra quyết định chi tiền của bạn. Đặc biệt là khi bạn bị hấp dẫn bởi những lợi ích “mù quáng”, chẳng hạn như các đợt giảm giá sốc,… Do đó, hãy cố gắng tránh xa các đợt mua hàng như thế nhé. Mặt khác, bạn cũng có thể hạn chế chi tiêu và cắt giảm chi phí phát sinh bằng cách giới hạn thẻ tín dụng của mình.

Bên cạnh đó, để quản lý tiền và dòng tiền ra vào của mình, bạn cũng nên lập một kế hoạch ngân sách cá nhân, ghi chú nó trên giấy, thậm chí là thiết lập lời nhắc nhở trên điện thoại để có thể nhớ đến và làm theo kế hoạch mỗi ngày.

Nghệ thuật mặc cả

Không có chỗ cho sự xấu hổ trong việc mặc cả để có được những thỏa thuận tốt nhất khi bạn mua sắm một cái gì đó. Tuy nhiên, có được khả năng mặc cả giá tốt nhất không phải đơn giản, trừ khi bạn có nhiều năm kinh nghiệm như là một nhà kinh doanh, nhà thị trường,… bởi không ai dạy cho bạn kỹ năng này cả.

 

 

Cách tốt nhất giúp bạn có thể mặc cả như một chuyên gia là khi mua sắm, đừng bao giờ tỏ ra vẻ bạn cực kỳ thích thú với sản phẩm. Thay vào đó, hãy tỏ vẻ bất cần và không mấy hứng thú lắm, khi đó, người bán chắc chắn sẽ thấy rằng cần cung cấp cho bạn thêm lợi ích để bạn đưa ra quyết định mua sắm của mình. Cứ như thế, quyết tâm và kiên nhẫn, chắc chắn rằng bạn sẽ đạt được mức giá thương lượng cực kỳ tốt và giúp tiết kiệm được một khoản tiền kha khá đấy nhé.

Những mối nguy hiểm thực sự của việc nợ chồng chất

 

 

Nợ nần là việc không thể tránh khỏi khi khởi nghiệp, và đôi khi nó lại là yếu tố cần thiết để bạn thấy được mối nguy hiểm thực sự của việc mất khả năng quản lý tiền bạc. Đặc biệt là hoạt động chi tiêu bằng thẻ tín dụng có thể sẽ khiến món nợ của bạn ngày càng trở nên chồng chất ngoài tầm kiểm soát. Do đó mà quản lý nợ cá nhân có lẽ là bài học quan trọng nhất mà bất cứ ai cũng phải nắm chắc trước khi bước vào đời và bắt đầu mô hình kinh doanh khởi nghiệp của riêng mình.

Làm thế nào để thẻ tín dụng có thể có lợi cho bạn

Có rất nhiều cạm bẫy tiền bạc mà bạn có thể rơi vào khi sở hữu một thẻ tín dụng, chẳng hạn như việc mua sắm mất kiểm soát khi bạn không phải trả tiền ngay. Chính vì vậy mà bạn không bao giờ nên sử dụng hình thức thanh toán này nếu biết mình không có khả năng trả nợ. Tuy nhiên, không mấy ai biết rằng thẻ tín dụng khi được sử dụng đúng cách, chúng có thể là hoàn toàn có lợi.

 

 

Thẻ tín dụng cung cấp các tính năng và nhiều điều khoản khác nhau có thể hữu ích đối với dòng tiền của bạn cho các đợt mua sắm lớn, trong trường hợp bạn biết mình có thể thanh toán hết vào cuối tháng. Khi đó, bạn cũng sẽ xây dựng được một danh tiếng tốt đối với các cơ quan tín dụng, và nói chung là có một sự tự do tài chính lớn hơn.

Ngoài ra còn có rất nhiều đặc quyền dành cho khách hàng sử dụng thẻ tín dụng qua mạng, chẳng hạn như giá ngoại hối rẻ, phòng chống gian lận tốt,… Nhiều người thường xuyên chuyển đổi giữa các ngân hàng và thẻ tín dụng để tận dụng lợi thế của các đặc quyền, và họ nhận về được những lợi ích thực sự.

Tại sao phải thường xuyên kiểm tra báo cáo các vấn đề của bạn?

 

 

Hãy biến việc kiểm tra báo cáo tài khoản ngân hàng của bạn trở thành một thói quen nếu không muốn phát sinh các khoản phí bất ngờ, lãng phí tiền bạc hoặc bị lừa gạt. Tài khoản ngân hàng ở đây bao gồm tài khoản hiện tại, tiền tiết kiệm và quan trọng nhất là thẻ tín dụng. Hiện nay, khi ứng dụng internet ngày càng phát triển thì hầu hết các ngân hàng đều cho phép bạn làm điều đó thông qua mạng trực tuyến. Chỉ cần ngồi nhà và lướt web là bạn đã có thể dễ dàng kiểm soát các tài khoản ngân hàng của mình mỗi ngày, nếu phát hiện bất cứ khoản phí “mờ ám” nào, bạn cần ngay lập tức đến ngân hàng để làm sáng tỏ nó. Điều đó sẽ giúp bạn cân bằng ngân sách và quản lý tiền bạc một cách hiệu quả.

Thời gian không phải là con đường duy nhất để kiếm tiền

Hầu hết tất cả chúng ta đều đang bán sức lao động theo thời gian của mình để kiếm tiền bằng những khoản lương. Tuy nhiên, những người thông minh (và thường là những người giàu có) nhận ra rằng thu nhập không phải chỉ có thể được tạo ra từ việc “cống hiến” thời gian và sức lực một cách hạn chế.

 

 

Trong thực tế, nếu muốn giàu có, hoặc đơn giản là muốn có một cuộc sống thoải mái với sự cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu thì tốt hơn hết là hãy suy nghĩ về dòng thu nhập thụ động có thể có được mặc dù bạn không cần phải ra khỏi nhà hay tốn công sức và thời gian của mình. Chẳng hạn như tiết kiệm và đầu tư, cho thuê tài sản hoặc đất đai, thiết lập một doanh nghiệp,…

Trên đây chỉ là một số vấn đề tài chính cá nhân mà bạn cần phải lưu ý nếu như muốn quản lý tiền bạc hiệu quả và khởi nghiệp thành công, những bài học tổng quan mà bạn đã không bao giờ được học khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hãy tự tích lũy và trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để đạt đến sự tự do tài chính trong tương lai nhé.

 

(Tổng hợp từ www.savethestudent.org)


Chia sẻ bài viết này