Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể phát triển thuận lợi, đôi khi sẽ gặp phải một số khó khăn nào đó, thậm chí còn liên quan đến cả sự tồn tại của doanh nghiệp. Lúc này, đứng trước nguy cơ doanh nghiệp sắp phá sản, là người chủ bạn sẽ phải làm gì để cứu vãn thế cuộc? Trong phần 1 của bài viết 5 cách để cứu vớt một doanh nghiệp sắp phá sản chúng tôi đã chỉ ra 3 con đường khả thi có thể áp dụng, hãy tiếp tục theo dõi những cách khác với phần 2 dưới đây.
4. Tạo một kế hoạch tiếp thị mới
Có phải bạn đang tận dụng hầu hết các phương tiện truyền thông xã hội? Hay đang cố gắng tối ưu website và đưa nó lên thứ hạng cao nhất của công cụ tìm kiếm? Có lẽ bạn đã đánh giá quá cao quy mô thị trường trong khi những nghiên cứ thực hiện lại quá kém.
Một kế hoạch tiếp thị mới có thể sẽ phục hồi khả năng kinh doanh của bạn bằng cách vạch ra những hướng tiếp cận mới. Đừng ngại ngùng từ bỏ kế hoạch cũ, vì nhìn vào kết quả thực tại thì rõ ràng chúng đã không đem đến hiệu quả như mong muốn, do đó phương pháp tiếp thị mới có thể sẽ đưa doanh nghiệp ra khỏi lối mòn cố hữu.
Sau sự sụp đổ của thị trường nhà đất vào năm 2008, River Pools and Spas đã phải tái tạo lại chiến dịch tiếp thị của mình. Theo Hubspot, River Pools and Spas đã từng chi 150.000$ vào quảng cáo trên radio và thư tín, nhưng mọi thứ không như họ mong đợi. Những người chỉ có đủ khả năng mua nhà đã không còn muốn tìm kiếm cả bể bơi đi kèm nữa.
Vì vậy, Marcus Sheridan, chủ doanh nghiệp, đã thay đổi chiến lược tiếp thị, tập trung hơn vào thị trường trong nước với các blog. Nhờ những kế hoạch quảng bá sáng tạo, ông đã giảm được 70% ngân sách và tạo ra hơn 400% khách hàng tiềm năng thông qua blog kinh doanh của mình.
5. Lựa chọn thêm rủi ro
Nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng, trong thời gian khủng hoảng thì lựa chọn tốt nhất là những phương án an toàn. Nhưng thực tế điều này hầu như không đúng, chấp nhận rủi ro lại chính là cách tốt nhất để kéo một doanh nghiệp sắp phá sản ra khỏi hố lầy. Điều này giống như việc bạn nghĩ rằng đã chẳng còn gì để mất, thay vì bảo thủ hãy làm những thứ điên rồ nhưng đầy tiềm năng đi.
Private White, một nhà máy sản xuất quần áo ở Anh, đã phải đối diện với nguy cơ lớn nhất trong lịch sử vào năm 2011 khi James Eden lên nhậm chức. Eden đã thực hiện một bước đi táo bạo, thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh sản phẩm từ truyền thống sang trực tuyến. Đây rõ ràng là điều mà một công ty có thâm niên không thường làm, nó sẽ khiến cho hệ thống trước đây của họ hoàn toàn thay đổi.
Rủi ro thực sự quá lớn, nhất là khi Private White đang đứng trước bờ vực phá sản, họ sẽ phải kiểm kê lại và tập trung vào kế hoạch tiếp thị hoàn toàn mới, hoàn toàn khác lạ ngoại vấn đề sản xuất sản phẩm. Nhưng điều đáng mừng là họ đã lựa chọn đúng, theo tạp chí Forbes, Private White đã nâng mức tăng trưởng lên 50% mỗi năm, đem lại sự cải thiện đột phá.
Và nếu mọi chuyện đã quá tồi tệ, hãy bán doanh nghiệp!
Đây không phải lời khuyên để chấm dứt mọi chuyện, mà là lời hứa cho những tương lai tươi sáng hơn. Bạn đã cố gắng hết sức nhưng không thể cứu vãn tình hình thì hãy bán doanh nghiệp đi, lấy lại một phần vốn để bắt đầu cho kế hoạch mới, đó là ý nghĩa của câu nói: “Khi một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra”. Có thể nguyên nhân của sự thất bại không chỉ ở một điểm, hai điểm như chúng tôi đã phân tích trước đó mà nằm ở toàn bộ quá trình kinh doanh, lúc này dù bạn có cố gắng chèo chống tới đâu cũng không thể giữ nổi doanh nghiệp nữa rồi. Đừng bảo thủ giữ khư khư lấy, bán nó đi!
Đọc thêm bài viết khác tại đây:
5 cách để cứu vớt một doanh nghiệp sắp phá sản (P1)
Tăng doanh số bán lẻ, câu hỏi đau đầu của các nhà quản lý
3 yếu tố không thể thiếu khi tung ra sản phẩm mới