29 phẩm chất lãnh đạo mà các Startup nên có trước tuổi 30 (P1)

Tôi đã bước sang tuổi 29. Những chiêm nghiệm về cuộc sống và những việc tôi đã làm trong quá khứ luôn là bài học sâu sắc trong mục tiêu sự nghiệp mà tôi đã đạt được. Vì vậy, ngày hôm nay tôi muốn chia sẻ đến các bạn, những Stratup nói chung và những người khởi nghiệp kinh doanh và thương mại điện tử nói riêng về những điều mà tôi đã từng nghĩ đến, những thứ đã tác động trực tiếp đến sự thành công của tôi cho đến nay, cũng như một số triết lý tôi nghĩ rằng nó sẽ là một bài học hướng nghiệp rất tốt cho chúng ta trong tương lai. Đó chính là 29 phẩm chất lãnh đạo mà Startup nên có trước tuổi 30.

 

1. Làm việc chăm chỉ để vượt qua ranh giới của giáo dục truyền thống. Điều này không có nghĩa là coi nhẹ nền giáo dục truyền thống, mà đúng hơn là nếu bạn không có một nền giáo dục chính thức căn bản, sẽ rất khó để làm việc và tìm ra hướng đi cho mình. Khi đã có kiến thức nền tảng, hãy tự học hỏi trong công việc hàng ngày. Nếu bạn muốn có lối tư duy riêng, hãy phấn đấu để có được nó.

2. Không có công việc nào là vô giá trị. Từ khi bắt đầu sự nghiệp của mình, tôi muốn tìm hiểu tất cả các bộ kỹ năng mà tôi có thể. Mặc dù đôi khi không được trả tiền, thậm chí rất ít cho những công việc tôi đã làm, nhưng thành quả thực sự mà tôi có đó chính là sự tiến bộ nhanh chóng.

3. Đừng e ngại những công việc nhỏ nhặt. Mọi thứ không phải luôn luôn diễn ra như bạn mong đợi, nhưng sự ngông cuồng coi thường những công việc nhỏ bé sẽ không giúp bạn tốt hơn. Trước một tình huống công việc bất ngờ, hãy xem xét và tự hỏi bản thân những gì cần thực hiện và làm tốt nhất những gì bạn đã có.

4. Sự cô đơn luôn đứng top đầu. Nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng đó là sự thật. Bạn càng cật lực làm việc hướng tới mục tiêu nghề nghiệp, thời gian nghỉ ngơi và dành cho bạn bè càng ít đi. Sẽ là khó khăn hơn nếu đồng nghiệp của bạn cảm thấy bị thách thức hay họ đố kị với thành công mà bạn đang có. Đừng lo lắng. Bạn có thể chỉ cảm thấy cô đơn trong một thời gian ngắn, nhưng nó sẽ dần biến mất trong suy nghĩ của bạn. Tiếp tục làm việc chăm chỉ.

5. Hãy là một người quản lý biết lắng nghe. Khi bạn đang làm việc với những người không hài lòng hay thất vọng với môi trường làm việc của họ. Điều đó cho thấy bạn sẽ cần phải lắng nghe những ý kiến phản hồi từ họ bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Do đó, hãy dành thời gian để lắng nghe nhiều hơn và tỏ ra quan tâm đến mọi người.

6. Luôn đặt nhân viên lên vị trí hàng đầu. Nếu bạn đang có một đội ngũ nhân viên trung thành hậu thuẫn cho mình, bạn sẽ có nhiều sự trải nghiệm tích cực hơn là tiêu cực. Và khi mọi thứ đi đang đi sai hướng, bạn sẽ có một đội ngũ nhân viên tận tâm thức tỉnh ông chủ của mình, để bạn có thể đi đúng hướng.

7. Tuyển dụng từ từ, sa thải nhanh chóng. Hãy lắng nghe bản năng của mình, và dành nhiều thời gian hơn để đưa ra quyết định tuyển dụng. Mặt khác, bạn cần  sa thải nhanh chóng những nhân viên không đáp ứng được nhu cầu công việc, những người có hiệu suất làm việc kém, hoặc những nhân viên gây tai tiếng làm xấu hình ảnh của doanh nghiệp. Hãy nhanh chóng dập tắt những điều đó.

8. Nhận thức được sự thành công không phải là điều dễ dàng. Bạn cần phải là một người ngoan cường. Nếu bạn thất bại, hãy thử một lần nữa. Tiếp tục cố gắng. Tiếp tục cải thiện. Tiếp tục học tập. Chiêm nghiệm vấn đề, ​​thực hiện những công việc chưa hoàn thành được, thành công sẽ đến với bạn.

9. Đọc cuốn sách “Never Eat Alone” của Keith Ferrazzi. Cuốn sách này dạy cho bạn cách làm thế nào để có được các mối quan hệ chân chính, giúp bạn làm việc được thuận lợi trong cuộc sống. Hãy làm theo một triết lý sâu xa: Sự hào phóng ở những lần gặp mặt đầu tiên sẽ giúp bạn mở ra những chân trời mới và có được những mối quan hệ tốt đẹp.

10. Thổi bùng đam mê. Hãy đam mê theo những gì mà bạn đang theo đuổi. Nếu đang cảm thấy khó khăn để có thể bước tiếp, hãy làm một thứgì đó khác biệt. Nếu bạn đang cảm thấy không có sự tiến triển, hãy tâm sự những khó khăn của mình với  người mà bạn tin tưởng. Những chia sẻ và ủng hộ của họ sẽ làm kích thích niềm đam mê vươn tới thành công của bạn.

11. Suy nghĩ vượt giới hạn. Hãy nhớ rằng, một công việc nào đó chưa được làm tốt không có nghĩa rằng ý tưởng đó không hay. Ngược lại, một công việc nào đó được triển khai cụ thể bởi một người không có nghĩa rằng nó đã là cách thực hiện tốt nhất. Nếu bạn có thể làm điều đó tốt hơn, hãy viết lại các quy tắc!

12. Luôn có một kế hoạch. Một kế hoạch được đưa ra sẽ là tốt nếu nó không làm ảnh hưởng đến các kế hoạch khác. Điều quan trọng là bạn cần duy trì tầm nhìn của mình một cách thực tế. Sẽ có những lúc bạn gặp căng thẳng hay trở ngại trong kế hoạch. Do vậy, hãy sẵn sàng đưa ra kế hoạch trước đó để ứng chiến kịp thời nhất.

13. Tiếp tục theo đuổi mục tiêu. Tất cả mọi thứ đều có giá trị của nó. Từ những căng thẳng trong cuộc sống, những đêm thức trắng, thậm chí là những câu hỏi kiểu như: “Liệu tôi có đang đi đúng hướng?”. Đó là tất cả những gì bạn đã có để tiếp tục theo đuổi hoài bão của mình.

14. Cống hiến cho cộng đồng. Các cộng đồng thành công nhất là những người có thể tạo ra và duy trì nó với một sức mạnh tổng hợp.Tất cả mọi người đều có thể hy sinh một chút, và nhận lại được sự giúp đỡ từ người khác khi cần đến. Hãy tình nguyện mang đến cho họ những đóng góp, và họ sẽ hỗ trợ cho bạn khi khó khăn.

Theo Nicole Smartt – BTV Bizjournals.com

Xem thêm: 29 phẩm chất lãnh đạo mà các Startup nên có trước tuổi 30 – P2


Chia sẻ bài viết này