20 mẹo tối ưu cho một chiến dịch Digital marketing lớn

Bằng cách kết hợp sử dụng bốn chiến dịch Digital Marketing: quảng cáo tìm kiếm, trang web bán hàng, SEO, phương tiện truyền thông xã hội và 20 mẹo tối ưu dưới đây, bạn sẽ bất ngờ với những gì mình có thể làm được đấy.

20 mẹo tối ưu cho một chiến dịch Digital marketing lớn

Khi ai đó bước vào một quầy bar, nhà hàng hay khách sạn,… thì rất có thể là họ đã tìm hiểu trước thông tin trên mạng internet về địa điểm ấy rồi. Có đến 80% người tiêu dùng hiện nay tìm kiếm thông tin trên Google và các trang web để tìm và chọn điểm đến cho mình trước khi đi mua sắm hay sử dụng dịch vụ.

Vậy làm thế nào để chắc chắn rằng với sự xuất hiện trên thị trường trực tuyến, người tiêu dùng sẽ lựa chọn doanh nghiệp của bạn thay vì các đối thủ cạnh tranh khác?

Mẹo tối ưu quảng cáo tìm kiếm

  1. 1. Xác định và thực hiện đúng theo các quy tắc quảng cáo tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo!,… trước khi chạy chiến dịch quảng cáo của bạn.

2. Tối ưu hóa URL hiển thị trong quảng cáo tìm kiếm, sao cho nó có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang quảng bá. Chẳng hạn như: https://blog.hocvienhangkhong.edu.vn/5-loi-khuyen-giup-ban-tro-thanh-sieu-sao-ve-digital-marketing/.

3. Chèn các từ khóa mục tiêu trong tiêu đề và điều chỉnh phù hợp với từ khóa đặt giá thầu để thúc đẩy cơ hội mà quảng cáo của bạn xuất hiện trước mắt người dùng. Ví dụ: “Cách làm mứt táo ta nức lòng ngày Tết” với từ khóa “cách làm mứt táo ta”.

4. Trong quảng cáo tìm kiếm, phần nội dung nên viết các câu kêu gọi hành động đủ hấp dẫn và mạnh mẽ, trực tiếp đề cập đến những gì mà bạn muốn người dùng thực hiện. Ví dụ như: “Kích để có ngay một phiếu giảm giá 50%”, hay như “Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí”.

5. Khi sử dụng phần mở rộng để chèn tính năng “click-to-call”, bạn hãy xem xét sử dụng một số phương án theo dõi để xác định và đo lường quảng cáo nào hoạt động tốt nhất.

Mẹo tối ưu website

6. Nếu lâu rồi mà bạn chưa cập nhật trang web của mình thì hãy làm điều đó ngay bây giờ. Một thiết kế tối ưu và theo kịp xu hướng hiện đại là chìa khóa quan trọng trong hoạt động tiếp thị kỹ thuật số.

7. Về yếu tố responsive, hãy tối ưu và làm cho trang web bán hàng của bạn thân thiện hơn với các thiết bị di động, đặc biệt là smartphone. Trong vài năm trở lại đây, các nghiên cứu đã chứng minh được rằng có đến 80% người tiêu dùng sẽ chốt đơn hàng sau khi thực hiện tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ qua các thiết bị di động. Do đó có thể nói đây là một lượng khách hàng tiềm năng lớn mà bạn không thể bỏ qua. Nếu như website của bạn không được tối ưu khi hiển thị trên thiết bị di động, người dùng sẽ sẵn sàng đi ra và tìm đến một đối thủ cạnh tranh khác mang lại cho họ trải nghiệm web hoàn hảo hơn.

8. Tối ưu website của bạn, từ thẻ tiêu đề, mô tả đến alt text (văn bản mô tả cho các phần tử nào đó trên trang mà người dùng không thể đọc được),… Nếu không tối ưu các phần tử web này, hoạt động SEO sẽ bị ảnh hưởng và tác động tiêu cực đến khả năng hiển thị website trên các trang kết quả trả về của Google (SERPs).

9. Xây dựng một trang blog trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh. Nó không chỉ giúp thúc đẩy SEO mà còn chứng minh cho kiến thức và chuyên môn của bạn, giúp người dùng cảm thấy tin tưởng hơn.

10. Để nhắm đến các đối tượng tiêu dùng là người trong khu vực địa lý, bạn cần phải tối ưu trang web của mình với các thông tin địa phương cụ thể, rõ ràng. Cùng với đó là SEO các từ khóa nhắm mục tiêu theo địa lý, chẳng hạn như: “thiết kế website Hà Nội”, “thang dây thoát hiểm giá rẻ Hải Phòng”,…

Mẹo tối ưu SEO

11. Xây dựng được một trang blog kinh doanh vẫn là vô dụng nếu như bạn không thường xuyên tạo, quảng bá và chia sẻ những nội dung liên quan để nâng cao thứ  hạng trong kết quả của các công cụ tìm kiếm.

12. Hãy kích hoạt nút chia sẻ trên trang blog để độc giả có thể dễ dàng chia sẻ nội dung của bạn lên các trang truyền thông xã hội của họ, chẳng hạn như nút facebook, google +, twitter,…  và thu hút thêm nhiều độc giả hơn nữa đến với trang blog, cũng như trang web bán hàng của bạn.

13. Tối ưu hóa trang Local Google+ của bạn để giúp tên doanh nghiệp, số điện thoại, địa điểm,… thậm chí là Google Maps của doanh nghiệp hiển thị trong các kết quả tìm kiếm địa phương của Google.

14. Đừng chỉ quảng bá bài viết blog một lần duy nhất mà hãy thường xuyên nhắc lại chúng bằng cách nhắc đến trong một hình ảnh liên quan, trong dấu ngoặc kép, hoặc trong các câu hỏi giúp tạo ra quan điểm bổ sung,…

15. Tối ưu SEO bằng cách bắt backlinks từ các trang web có ảnh hưởng và liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn. Đó là những trang web uy tín, được sự tín nhiệm của người dùng và đặc biệt là của Google.

16. Kích hoạt tính năng Google Authorship thông qua tài khoản Google + để thiết lập quyền tác giả với các nội dung mà bạn xuất bản. Sau đó, tất cả các trang web khác chứa nội dung copy đều sẽ bị xếp hạng thấp trên các trang kết quả tìm kiếm của Goolge.

17. Kể từ khi những đánh giá tích cực cũng được xếp hạng trong trang kết quả của các công cụ tìm kiếm thì việc tạo ra các đánh giá tích cực với thứ hạng cao sẽ giúp thuyết phục người tiêu dùng lựa chọn doanh nghiệp của bạn. Mặt khác, khi nhận được những phản hồi tích cực từ khách hàng, bạn nên đưa chúng lên website của mình và các phương tiện truyền thông xã hội để những người khác có thể đọc được những điều tuyệt vời ấy.

18. Hình ảnh cũng được xếp hạng trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm và cũng có thể giúp bạn bán được hàng. Do đó, đừng đặt tên cho hình ảnh kiểu như “photo.jpg”, mà thay vào đó, hãy đặt tên đúng với nội dung liên quan đến ảnh và nội dung liên quan đến bài viết của bạn, bằng những từ không dấu và nối nhau bởi dấu gạch ngang, đồng thời thêm cả alt ảnh để giúp hình ảnh được hiển thị trong kết quả tìm kiếm của người dùng. Ví dụ như: “bi-ki-ban-hang-tren-facebook-hieu-qua.jpg”

Truyền thông xã hội

19. Kể từ khi nhân viên cũng trở thành một trong số những “bộ mặt đại diện” cho thương hiệu thì việc cho phép họ chia sẻ một số thông tin nội bộ trên các phương tiện truyền thông xã hội để thu hút người dùng là điều tất yếu mà bạn nên làm.

20. Dù muốn hay không, bạn cũng nên “chia sẻ” thương hiệu của mình trên các phương tiện truyền thông xã hội. Và khi người tiêu dùng có thể bắt đầu trò chuyện với nhau cả những điều tốt và xấu về thương hiệu thì hãy chắc chắn rằng bạn có thể thiết lập cảnh báo để không bỏ lỡ bất kỳ bình luận, tin nhắn mới nào từ người dùng.

Nhìn chung thì truyền thông xã hội là “con dao hai lưỡi” nên bạn phải thực sự cẩn trọng, xem xét kỹ càng trước khi quyết định làm bất cứ một hành động nào!


Chia sẻ bài viết này