10 ý tưởng kinh doanh sáng tạo cho các bạn trẻ khởi nghiệp nông thôn mới

Xuất phát từ câu hỏi buôn bán gì ở nông thôn, hay kinh doanh gì ở nông thôn mới thời hiện đại… Đã có rất nhiều ý tưởng kinh doanh vùng quê được các bạn sinh viên miền Trung phát kiến trong Cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên “Start-up Student Ideas”. Cùng theo dõi 10 ý tưởng kinh doanh nông thôn mới và xem bạn có thể học hỏi được gì không nhé.

1. Ý tưởng nuôi heo bằng trà xanh

Nhóm Lê Nguyễn Hoài Thương – Đại học Yersin Đà Lạt

Mục tiêu: Ban đầu sẽ chăn nuôi heo nhỏ lẻ hộ gia đình, nếu thuận lợi thì sẽ mở rộng quy mô lớn hơn thành trang trại. Lứa heo đầu tiên nên phải chú trọng lựa nguồn tốt để nhân giống các lứa sau.

Ý tưởng kinh doanh ở nông thôn này được nảy ra từ thực trạng cuộc sống:

Thịt heo là loại thực phẩm được mọi người ưa chuộng nên có lượng tiêu thụ mạnh nhất. Thế nhưng, việc tìm được nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng hiện nay đang là vấn đề nan giải. Vừa hay, trà xanh lại được trồng phổ biến ở Bảo Lộc, sao chúng ta lại không tận dụng loại cây đa công dụng để đem lại lợi ích kinh tế nhỉ.

Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, mô hình nuôi heo bằng trà xanh đã được áp dụng thành công, vì vậy chẳng có lý do gì ý tưởng kinh doanh này lại không thực hiện được tại Việt Nam trong tương lai gần.

2. Ý tưởng nuôi cấy mô cung cấp giống rau & hoa

Nhóm Đỗ Văn An – Cao đẳng Sư Phạm Đà Lạt

Nhắc tới Đà Lạt là nhắc tới vùng đất của hoa, của rau củ. Thế nhưng theo điều tra thì nhu cầu giống cây trồng chất lượng cao mới chỉ đáp ứng được hơn 50%. Và đây chính là “đất” dụng võ cho các bạn trẻ yêu cây.

Khi đi thực tế tại các hộ sản xuất, nhà vườn, nhóm sinh viên đã nảy ra ý tưởng này.

Xem thêm; 3 Cách làm giàu tại nông thôn nhanh nhất

3. Cửa hàng kinh doanh rau an toàn

Nhóm Nguyễn Thị Bích Liên – Đại học Quảng Bình

Mô tả: Mục đích nhằm cung cấp các mặt hàng rau củ được trồng theo tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt của VietGap tại Đồng Hới. Cửa hàng có quy mô nhỏ nhưng hứa hẹn chất lượng mặt hàng đạt chuẩn.

Do bản thân yêu thích kinh doanh, và cũng do nhu cầu rau, củ của người dân quê Quảng Bình rất lớn. Trong khi đó thực phẩm bẩn tràn lan, chúng tôi muốn hướng tất cả mọi người tới việc sử dụng nguồn rau củ an toàn, tốt cho sức khỏe.

Kinh doanh ở nông thôn với mô hình nuôi heo bằng thảo dược (tràn xanh)

4. Phát triển nông nghiệp bằng công nghệ tưới nhỏ giọt

Nhóm Trương Thị Thanh Mai – Đại học Bình Dương

Công nghệ tưới nhỏ giọt được biết đến như một phát minh mới cho nền nông nghiệp, đặc biệt phù hợp với những nơi khan hiếm nguồn nước, khí hậu khắc nghiệt như Ninh Thuận. Giúp tiết kiệm sức lao động, thời gian và nước, tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều người, đặc biệt đem lại hiệu quả tối đa cho người nông dân chính là những ưu việt của dự án này.

5. Trồng rau sạch hữu cơ nhà kính

Nhóm Hà Thương – Đại học Tài chính Kế toán Quảng Ngãi

Mục đích dự án: Mang đến nguồn rau hữu cơ áp dụng quy trình, tiêu chuẩn trồng rau sạch của đất nước Nhật Bản, đảm bảo sức khỏe cho người dân. Ý định kinh doanh với quy mô lớn, mở siêu thị để phân phối sản phẩm độc quyền, bảo vệ thương hiệu và đem lại sự tin tưởng cho người tiêu dùng.

Xuất phát từ nhu cầu được sử dụng những thực phẩm rau hữu cơ sạch của người dân có thu nhập cao tại Quảng Ngãi và các tỉnh lân cận.

  1. 6. Trang trại Nấm linh chi tai đỏ

Nguyễn Văn Hoàng – Cao đẳng Công Nghiệp Tuy Hoà

Dự án bao gồm 3 nhiệm vụ chính:

Tự cấy và nhân giống;

Chất lượng đảm bảo sạch, đạt chuẩn;

Đáp ứng đủ nhu cầu, ổn định.

Xem thêm: Gợi ý 4 xu hướng làm giàu nhanh tại nông thôn

  1. 7. Cửa hàng hải sản tươi sạch OBIO

Nhóm Nguyễn Nam Thái – Đại học Quảng Bình

Mục tiêu là mở chuỗi cửa hàng hải sản, mặt hàng chính sẽ là cá biển đảm bảo tươi ngon và sạch.

An toàn vệ sinh thực phẩm vẫn luôn là vấn nạn gây nhức nhối toàn xã hội. Đặc biệt năm 2016 hiện trạng cá tẩm ướp và nhiễm hóa chất fomosa tại 4 tỉnh miền Trung lại khiến người dân càng thêm bất an hơn. Biết tới công nghệ bảo quản hải sản tươi tuyệt vời từ đất nước mặt trời mọc, rồi liên hệ thực trạng đất nước mình, chúng tôi có thắc mắc tại sao là một quốc gia biển mà việc sử dụng hải sản tươi ngon, an toàn lại khó đến vậy? Và ý tưởng mở cửa hàng hải sản tươi sạch OBIO ra đời.

8. Máng ăn tự động cho heo

Nhóm Phạm Minh Công – Đại học Bách Khoa

Dự án phục vụ cho ngành nông nghiệp- chăn nuôi, mà ở Việt Nam đây là ngành chưa được chú trọng, vẫn chủ yếu nuôi thủ công hoặc sử dụng công  nghệ nước ngoài.

Xuất thân từ một gia đình làm nông và chăn nuôi là chủ yếu, nên Công đã tìm ra được nguyên nhân vì sao chăn nuôi heo của gia đình lại không đạt hiệu quả như mong đợi. Đó là do người dân gặp khó khăn trong việc tuân theo hướng dẫn và yêu cầu dinh dưỡng từ nhà sản xuát bột, bởi vậy nên khi xuất chuồng heo không đạt trọng lượng như ý, mà thời gian nuôi lại kéo dài gây thiệt hại. Đem theo trăn trở của cha mẹ khi bước chân vào giảng đường ĐHBK Đà Nẵng, Công đã quyết tâm học hỏi, nghiên cứu sáng tạo ra những sản phẩm có ích cho công việc chăn nuôi.

9. Dự án trồng rau qủa nông nghiệp sạch

Nhóm Võ Đình Tùng – Đại học Dân lập Duy Tân

Thực tế dù được nhận định là thành phố đáng sống nhất cả nước nhưng Đà Nẵng cũng không thể thoát khỏi vấn nạn thực phẩm bẩn. Và để bảo vệ cho danh hiệu trên, dự án trồng rau quả sạch đã được ra đời để cung cấp nguồn cho người dân.

  1. 10. Máy xử lí rác hữu cơ thành phân bón

Nhóm Phạm Thị Ly Na – Đại học Dân lập Duy Tân

Nội dung ý tưởng: Sáng chế ra máy xử lý rác hữu cơ thành phân bón, vừa bảo vệ môi trường vừa có phân bón cho nông nghiệp, tiết kiệm tối đa chi phí.

Hàng ngày mọi người thường bỏ thức ăn thừa, rác hữu cơ lẫn với loại rác khác với lượng lớn, gây nên hiệu ứng nàh kính, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tại sao chúng ta lại không tận dụng tái chế những loại rác vẫn còn giá trị sử dụng này làm thành phân bón cho trồng trọt nhỉ?

Xem thêm các ý tưởng kinh doanh ở nông thôn khác: Kinh doanh gì ở nông thôn năm 2017 dễ sinh lời?


Chia sẻ bài viết này