Bí kíp lập kế hoạch kinh doanh tổng quan cho cửa hàng quần áo

Lập kế hoạch kinh doanh quần áo được coi như một nền móng vững chắc để từ đó định hướng và kiến tạo nên cửa hàng. Như nhiều lĩnh vực khác, kinh doanh thời trang đòi hỏi người kinh doanh phải tính toán tỉ mỉ, cẩn thận trong từng chi tiết nhỏ. Từ số vốn, đối tượng khách hàng, làm thế nào để tiếp thị cửa hàng hay làm thế nào để duy trì nó…phải được tính toán trong bản lập kế hoạch kinh doanh quần áo. Nếu bạn toàn tâm toàn ý theo đuổi đam mê kinh doanh thì đừng tiếc thời gian, công sức để lên kế hoạch . Bởi thiếu kế hoạch kinh doanh, bạn dễ dàng mắc phải những sai lầm hoặc chệch hướng.

Một kế hoạch kinh doanh thông thường thường có những thành phần sau: Thông tin về cửa hàng, nghiên cứu thị trường, kế hoạch marketing, tiền và kế hoạch mở rộng trong tương lai.

Phần thông tin về cửa hàng

Phần này gồm những thông tin cơ bản, là những nét phác thảo đầu tiên về cửa hàng của bạn, như: Tên cửa hàng, phong cách bạn muốn mang lại, mục tiêu phát triển của cửa hàng trong 5 năm đầu, mục đích và định hướng của cửa hàng.

Việc xác định được tên cửa hàng và phong cách rất quan trọng. “Bán hàng không phải là bán sản phẩm mà là bán phong cách” – Đó là điều bạn luôn cần nhớ và quyết định xem cửa hàng của bạn có gì khác với những cửa hàng thời trang khác như thế nào? Tại sao khách hàng lại phải đến cửa hàng của bạn khi họ có rất nhiều lựa chọn khác? Phong cách chính là điều làm một cửa hàng trở nên đặc biệt. Ngay trong bước lập kế hoạch kinh doanh quần áo hãy cân nhắc xem cửa hàng của bạn muốn đem lại cho khách hàng cảm giác gì: mạnh mẽ, sang trọng, nữ tính hay đài các… Phác thảo tầm nhìn và những tưởng tượng đầu tiên về cửa hàng tương lai của bạn không chỉ giúp bạn tập trung phát triển chúng một cách độc đáo mà còn giúp bạn không bị chệch hướng, không quên đi phong cách của cửa hàng trong những bước tiếp theo.

Có nhiều cách đặt tên cửa hàng nhưng hãy đặt những tên ngắn gọn, dễ nhớ và không bị trùng lặp với những cửa hàng khác. Để khi khách hàng đánh tên cửa hàng trên thanh tìm kiếm, họ sẽ nhìn thấy ngay cửa hàng của bạn chứ không phải cực khổ lọc nó ra giữa những cái tên na ná khác. Những cửa hàng nổi tiếng hiện nay được ưa chuộng phần lớn đều mang tên tiếng Anh, đánh vào tâm lý của người Việt như: May, Daisy, 7 a.m… Tuy nhiên có rất nhiều người chọn những cái tên Việt độc đáo như: Mộc, Nhỏ Xíu, Xị Đẹp…

Những mục tiêu phát triển của cửa hàng nên hoạch định trong một thời gian dài. Nếu bạn chỉ lập kế hoạch kinh doanh quần áo trong thời gian ngắn, bạn không thể bao quát toàn bộ quá trình phát triển của cửa hàng. Đồng nghĩa với đó là việc bạn không có một phương hướng mở rộng và làm ăn lâu dài.

Nghiên cứu thị trường

Thay vì “ôm mộng” trở thành một đơn vị cung cấp quần áo cho cả nam, nữ, già, trẻ, điều bạn cần ghi nhớ là nghiên cứu thị trường là công việc bắt buộc. Trong đó cụ thể là xác định được đối tượng khách hàng cũng như những gì thị trường đang cần. Nếu bạn cho rằng tất cả mọi người là khách hàng của bạn, thì bạn đang đi sai hướng. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của bạn có đặc biệt đến đâu hay mức độ phủ sóng mạnh mẽ thì bạn cũng không thể bán được cho tất cả mọi người. Với những yếu tố như độ tuổi, giới tính, học vấn, địa lý…sẽ dẫn đến những yêu cầu khác nhau của khách hàng đối với sản phẩm. Nhờ vào bước xác định đối tượng, bạn có thể tập hợp được một số thông tin ví dụ như lứa tuổi, sức mua, lối sống và số lượng của nhóm khách hàng tiềm năng. Từ nền tảng này thì mới có thể ước tính được thị phần của sản phẩm sẽ kinh doanh.

Sau đó,  bạn phải điều tra, tìm hiểu thông tin ví dụ như tìm đọc các tư liệu của ngành thời trang, hỏi han các đầu mối tại chợ, cách đi đánh hàng. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa cho cửa hàng của bạn. Tìm kiếm thông tin chi tiết về các cửa hàng  bán lẻ quần áo trong khu vực và sức cạnh tranh của họ, tính toán cách bạn tiếp thị đến khách hàng của bạn, các kênh phân phối bán hàng của bạn, và tính bền vững các lợi thế cạnh tranh của bạn.

Kế hoạch marketing và bán hàng

Lên kế hoạch marketing về những gì bạn định quảng cáo cho người tiêu dùng như thế nào? Bạn sẽ thu hút công chúng bằng cách nào? Quảng bá cửa hàng bằng những kênh nào? Và khách hàng nhận được những quyền lợi gì khi mua hàng của bạn? Và làm thế nào để họ quay lại?… Đó chỉ là một vài trong rất nhiều những câu hỏi của công cuộc marketing gian nan và trường kỳ cho một shop quần áo. . Quan trọng nhất là làm thế nào để marketing online hiệu quả nhưng phải tự nhiên và không hề ép buộc. Và làm thế nào để kết hợp sự sáng tạo vào trong content marketing, email marketing để cho những nội dung này không hề bị khô cứng và mang tính tiếp thị. Với mạng xã hôi, ta cũng cần xây dựng fanpage vững vàng và thu hút, chuyển đổi những người dùng mạng thành khách hàng tiềm năng. Tất nhiên sau khi xây dựng chiến dịch vẫn là bước phân tích, theo dõi quá trình để thay đổi chiến lược hiệu quả!

Tài chính

 

Bạn phải lên bảng thống kê các khoản cần chi tiêu thực sự tỉ mỉ để đo lường được toàn bộ số vốn cần bỏ ra. Kinh doanh riêng đòi hỏi bạn phải có đủ vốn. Bạn hãy chuẩn bị sẵn tinh thần rằng có thể mình sẽ tiêu tốn, thật chí mất trắng. Vì thế, đừng tự tạo cho mình áp lực về tài chính. Và cũng đừng mong chờ sẽ thu lại lợi nhuận ngay. Bởi phần lớn các cửa hàng nhỏ sẽ không thu lại lợi nhuận ngay. Vì vốn quá ít nên lợi nhuận phải dùng để xoay vòng vốn ngay. Nhiều người không thu lợi nhuận từ kinh doanh trong vòng mấy tháng đầu. Vì vậy, khi mới bắt tay vào làm ăn, bạn không nên mong chờ nó sẽ làm bạn giàu sụ ngay phút chốc. Hãy chuẩn bị tâm lý một cách vững vàng để khi chưa thấy lợi nhuận đâu, bạn sẽ không nản lòng và dừng lại ngay lập tức.

Kế hoạch mở rộng cho tương lai

Đây là phần mà bạn có thể mơ mộng một chút. Không phải mọi thứ trong phần này đều dựa trên thực tế như các phần khác. Hãy thử nhìn xa trông rộng và dự đoán sự phát triển của cửa hàng trong tương lai. Phát triển là một phần cần thiết của doanh nghiệp để duy trì tính cạnh tranh, vì vậy hãy nhớ dành một lượng thời gian đáng kể khi viết phần này khi lập kế hoạch kinh doanh quần áo.

>>Các mối lấy sỉ quần áo ở đâu uy tín?


Chia sẻ bài viết này