Đàm phán với nhà cung cấp là một trong những khâu quan trọng đối với bất kì đơn vị bán lẻ nào. Tuy nhiên đối với những người mới khởi nghiệp thì đây lại là nhiệm vụ vô cùng khó khăn bởi chưa có đầy đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để thương lượng và đàm phán. Bài viết này Blog Kinh Doanh Việt sẽ cung cấp 10 bí quyết đàm phán kinh doanh với nhà cung cấp hiệu quả theo website Businessknowhow gợi ý.
1. Biết những gì bạn muốn và những gì đối tác muốn
Nghe thì rất đơn giản nhưng thực hiện được thì không dễ dàng bởi nhiều khi chúng ta còn không thực sự biết bản thân đang muốn gì. Tuy nhiên trong kinh doanh thì bạn cần phải biết cụ thể những gì bạn muốn từ giao dịch hoặc đàm phán. Bạn mong muốn và có những yêu cầu gì ở sản phẩm từ chất lượng, số lượng, bảo hành, thời gian, chiết khấu…Tuyệt đối không để nhà cung cấp nêu vị trí của họ và xác định những quyền lợi của bạn. Để chắc chắn bạn có thể viết những điều đó ra giấy theo hệ thống hoặc dưới dạng bản đồ tư duy trước khi bắt đầu cuộc đàm phán.
Song song với việc biết mình muốn gì thì bạn cũng cần phải biết được điểm mạnh, điểm yếu và nhu cầu của đối tác, thậm chí là phải biết chính xác họ cần gì. Một lần nữa, phải rất cụ thể về giá cả, tỷ lệ phần trăm, số lần… Để sau đó, bạn có kịch bản tốt hơn cho cuộc đàm phán, hướng nội dung và kết quả theo kịch bản đã định trước.
2. Đàm phán kinh doanh phải luôn kiên trì
Việc thiếu kiên nhẫn có thể phá hỏng toàn bộ sự nghiệp và thể hiện bạn không phải một người chuyên nghiệp. Một chuyên gia đã nhận định “sự thiếu kiên nhẫn của bạn có thể tàn phá các đàm phán nếu bạn quá nóng vội để đạt được kết quả. Hãy tỉnh táo và đừng nóng vội với lời đề nghị đầu tiên. Không bao giờ chấp nhận lời đề nghị đầu tiên”. Bởi bất kì lời đề nghị đầu tiên nào cũng có lợi cho người đưa ra yêu cầu đó, bạn sẽ nhận được ít hơn. Hãy để đối tác thấy rằng họ đã đẩy bạn đến điểm giới hạn và nếu như họ cứ như vậy thì sẽ mất bạn.
3. Phù hợp với lợi ích của đối tác
Bất kì cuộc đàm phán nào cũng có qua có lại nên khi mong đợi bất cứ ai để cung cấp cho bạn bất cứ điều gì, bạn cần biết rằng bạn phải cung cấp giá trị, lợi ích đối với họ, cho dù trong một cuộc đàm phán bằng lời nói hoặc văn bản đề nghị. Khi bạn biết những gì họ muốn, để kiểm tra danh sách các điểm tương tác cho bản thân hoặc công ty của bạn, và tìm kiếm các điểm phù hợp với nhu cầu của đối tác đàm phán của bạn. Nhà đàm phán chuyên nghiệp sẽ tìm thấy những điểm có thể chưa thỏa mãn mong muốn của bên kia đã không được đề cập và chỉ ra cách làm để thỏa mãn họ.
4. Đừng tự đào mồ chôn mình
Nghệ thuật khi đàm phán là bạn phải biết tiến biết lui đúng lúc và có những nhượng bộ cần thiết. Đừng vơ vét hết lợi ích về phái mình mà cũng phải cho phép bên đối tác cảm thấy họ đã nhận được một cái gì đó, một món hời sau khi rời khỏi cuộc đàm phán. Lời khuyên là nhượng bộ trước những điểm quan trọng sẽ không phải là cách bạn nên làm, hãy nhượng bộ những gì không thực sự quan trọng với bạn. Đừng bao giờ chết trên “ngọn đồi” chứa đựng những lợi ích cốt lõi của bạn.
10 lời khuyên khi đàm phán kinh doanh với nhà cung cấp (phần 2)
5 nỗi ám ảnh của người mới khởi nghiệp
7 nguyên tắc bài trí cửa hàng bán lẻ