Mô hình kinh doanh của Uber tại Việt Nam đang ngày càng bộc lộ rõ sự vượt trội so với các hãng taxi truyền thống. Việc tận dùng nguồn lực sẵn có, kết nối thông qua ứng dụng điện thoại, cắt bỏ các lớp chi phí trung gian, khai thác trúng tâm lý khách hàng đã giúp Uber trở thành đối thủ cạnh tranh đầy tiềm lực, có tất cả các giá trị mơ ước như nhãn hiệu, tài chính, công nghệ, thị trường, xu hướng…
Câu chuyện về việc xây dựng thị trường, thương hiệu của taxi Uber tại Việt Nam vẫn còn phải chờ đợi sự vào cuộc của Chính phủ và các cơ quan chức năng, nhưng các doanh nghiệp trong nước đã rút ra nhiều điều trong việc nâng cao thương hiệu của riêng mình. Uber như liều thuốc mạnh làm các doanh nghiệp Việt đặc biệt là đơn vị vận tải “bừng tỉnh”, thoát khỏi lối suy nghĩ phục vụ truyền thống mà hướng tới những cái mới.
Uber-mô hình dịch vụ taxi trực tuyến đáng để học hỏi (phần 2)
Trong phần 2 bài viết “Uber – mô hình dịch vụ taxi trực tuyến đáng để học hỏi”, chúng ta sẽ tìm hiểu xem các doanh nghiệp cần thay đổi gì trong cách hiểu và phục vụ khách hàng như Uber
1. Đi theo xu hướng công nghệ
Điều đầu tiên dẫn đên sự thành công của Uber đó là việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động, xây dựng được cung cách phục vụ khác biệt hoàn toàn so với các đơn vị cùng ngành. Mặc dù mọi người có ý kiến khác nhau về sự thành công của Uber nhưng ai cũng phải khẳng định rằng dịch vụ này được mọi người đón nhận là nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn giao thông. Nếu như các đơn vị truyền thống áp dụng hình thức gọi taxi theo tổng đài thì khi có thông báo khách, ngay lập tức sẽ có 2-3 xe tới đón. Điều này gây lãng phí và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong an toàn giao thông. Nhưng với hình thức mới Uber khách hàng sẽ được chủ động lựa chọn xe và biết được lộ trình rõ ràng, tránh tình trạng chạy lòng vòng của một số taxi.
Các doanh nghiệp Việt hiện nay cũng cần nâng cấp công nghệ của mình, phải vượt qua những rào cản về tư duy truyền thống, biết áp dụng khoa học kỹ thuật. Một điều đang cản trở sự phát triển của thị trường Việt đó là tầm nhìn của các doanh nghiệp còn hạn chế, họ không mặn mà đầu tư công nghệ vì e ngại tốn thêm chi phí trong việc mua sắm thiết bị, đào tạo nhân viên.
Ví dụ như đối với thị trường thương mại điện tử Việt, theo đánh giá của Cục thương mại điện tử thì chỉ khoảng 20% các doanh nghiệp có ứng dụng web trên điện thoại và rất ít đơn vị có phần mềm quản lý bán hàng trên Smartphone. Mặc dù ứng dụng web mobile trên thế giới đã quá phổ biến nhưng tại Việt Nam nó vẫn còn mới lạ bởi các doanh nghiệp đều không chịu đầu tư, thay đổi quan niệm mua bán lạc hậu của mình. Thói quen mua hàng trên điện thoại của người Việt mặc dù chưa lớn nhưng không phải vì thế mà chúng ta trốn tránh, phải có ứng dụng thì người tiêu dùng mới có thể dần làm quen dù mất nhiều thời gian.
Để cạnh tranh, các doanh nghiệp địa phương cần phải tập trung đánh giá lại thị trường và xác định điểm mạnh điểm yếu của mình để đưa ra một chiến lược cạnh tranh thích hợp. Trước mắt, cần nâng cấp công nghệ kiểu như Uber. Nếu biết tận dụng khoa học kỹ thuật chắc chắn trong thời gian gần doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển mạnh.
Xem thêm:
Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018
2. Mang đến cung cách phục vụ khác biệt
Điều mà Uber đọng lại tâm trí khách hàng không chỉ việc sử dụng công nghệ cho việc gọi taxi mà còn là họ được ngồi trên những chiếc xe sang trọng. Chính đặc điểm đó khiến cho dịch vụ taxi Uber được mọi người đánh giá cao và gọi với cái tên “taxi sang chảnh” mặc dù giá rẻ “ngang xe ôm”.
Các doanh nghiệp cần tạo ra một dịch vụ cung cấp khác biệt so với các những đơn vị cùng lĩnh vực, để mỗi khi suy nghĩ tới việc mua hàng, điều khách hàng nghĩ tới đầu tiên đó là đơn vị của bạn. Ví dụ như Amazon hiện nay đang dần áp dụng việc giao hàng bằng máy bay không người lái – hình thức giao hàng tưởng chừng như chỉ có trong phim viễn tưởng.
Dịch vụ giao nhận bằng máy bay không người lái của Amazon
Tất nhiên tại Việt Nam, quy mô của các doanh nghiệp còn nhỏ, không có nguồn lực tài chính lớn nhưng bạn vẫn có thể tạo ra dịch vụ khác biệt trong việc lựa chọn đơn vị vận chuyển giao hàng, các chương trình khuyến mãi, các chương trình tri ân…. Hay các đơn vị vận tải truyền thống có thể xây dựng phân khúc hạng sang với việc đầu tư một số lượng xe sang trọng từ đó thu hút một bộ phận khách hàng và giành lại được thị trường. Chấp nhận giá cạnh tranh như là một phần của chương trình khuyến mai và xây dựng nhãn hiệu cạnh tranh trong chính phân khúc đó là cách các doanh nghiệp có thể thành công như Uber
3. Khai thác hiệu quả đặc điểm tâm lý người tiêu dùng Việt
Thành công của Uber còn là do việc công ty khai thác và đánh trúng tâm lý “sang chảnh” của người Việt. Bên cạnh đó, họ còn khiến khách hàng cảm giác như đang được ngồi xe cá nhân, có tài xế riêng đưa đón. Đây là điều không hãng taxi nào hiện nay có thể làm được.
Các doanh nghiệp cần học hỏi cách nghiên cứu thị trường, hiểu rõ tâm lý người tiêu dùng như Uber. Bạn cần mang lại cảm giác thân thiện khi khách hàng sư dụng dịch vụ, giúp họ cảm thấy thỏa mãn khi bỏ tiền ra sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra bạn cần phải phát triển những phân khúc thị trường riêng, đánh vào từng nhóm khách hàng để mang lại hiệu quả cao.
Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người
Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Công ty thiết kế web bán hàng và báo giá thiết kế website bán hàng để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.
4. Minh bạch trong mọi loại chi phí
Khách hàng khi đi xe của Uber đều cảm thấy yên tâm khá nhiều về giá cả bởi toàn bộ thông tin về lịch trình, quãng đường đi, chi phí trung bình đều được hiển thị rõ ràng trên smartphone. Mặc dù lo ngại việc Uber trừ tiền trong tài khoản khách hàng một cách bất hợp lý nhưng mọi người đều đánh giá khá cao việc Uber áp dụng công nghệ trong việc tính toán chi phí, giúp mang đến lòng tin cho khách hàng.
Người tiêu dùng tại Việt Nam thường có mặc cảm khi nhắc đến số tiền cần thanh toán, họ thường e ngại sản phẩm mình mua phải gánh thêm hàng loạt các chi phí liên quan. Chính vì vậy để có thể giúp khách hàng yên tâm, tin tưởng vào dịch vụ cung cấp, trong quá trình mua hàng bạn cần cung cấp cho họ đầy đủ các thông tin như: giá sản phẩm gốc, giá khuyến mãi, giá vận chuyển (nếu có), chi phí phụ phát sinh, được đổi trả hàng với điều kiện nào, thời gian chính xác vận chuyển là bao lâu… Nắm rõ mọi chi phí trong quá trình mua hàng là cách tốt nhất để khách hàng tin tưởng vào doanh nghiệp
5. Tôn trọng ý kiến đánh giá của khách hàng
Một điều nữa khiến khách hàng bị thu hút bởi dịch vụ taxi Uber đó là tự tay họ được đánh giá chất lượng phục vụ của tài xế và họ hoàn toàn có thể yên tâm về việc những đánh giá của mình được chủ đơn vị coi trọng, Đây là điều mà các đơn vị vận tải truyền thống không làm được, những đánh giá của khách hàng thường bị họ “cố tình” quên đi.
Cách đánh giá việc phục vụ của Uber sẽ vô cùng hữu dụng tại Việt Nam khi mà xuất hiện ngày càng nhiều các vấn đề liên quan tới chất lược dịch vụ, thái độ của nhân viên phục vụ… Tôi khuyên các doanh nghiệp nên học theo các đánh giá dịch vụ của Uber, tất nhiên phải phù hợp với hình thức từng đơn vị. Đối với việc mua bán online, các website có thể thiết lập các tính năng đánh giá chất lượng dịch vụ, nhận xét thái độ người tư vấn bán hàng, người vận chuyển đồng thời công khai việc những nhân viên đó chịu hình thức kỷ luật gì. Ví dụ nếu như nhiều khách hàng đánh giá quá trình tư vấn của một nhân viên 2 sao trở xuống thì nhân viên đó sẽ bị trừ lương còn nếu mà ai thường xuyên nhận được 4 – 5 sao sẽ được thưởng cuối tháng hoặc cuối năm. Điều này vừa giúp khách hàng cảm thấy được coi trọng đồng thời thay đổi được cung cách phục vụ khách hàng của nhân viên.