Sự thành công có mang đến cho ta hạnh phúc?

Có bao giờ bạn nghĩ tới những tiêu chí sẽ sử dụng để đánh giá thành công của chính bản thân mình? Một số người có thể nhìn vào con số tài khoản ngân hàng của họ. Một số khác lại dựa vào những vật chất mà họ có được trong cuộc sống. Tuy nhiên, thành công của nhiều người chỉ đơn giản là một gia đình hạnh phúc, vợ chồng hòa thuận, con cái ngoan ngoãn. Cũng có người chỉ cần mở tủ quần áo của mình và ngắm những bộ sưu tập thời trang, giày dép, túi xách, đồng hồ của họ và tự cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình.

Bạn tự xem mình là một người thành công? Bởi bạn nghĩ mình đáng được như vậy. Bạn đã tạo ra một doanh nghiệp khá tuyệt vời, được mọi người trong nghề kính trọng, và bằng cấp thì đủ loại. Bạn cũng yêu gia đình, và có mối quan hệ xã hội rất rộng.

Tuy nhiên, bạn lại không có một căn biệt thự siêu sang trọng. Không đi loại siêu xe tỷ đô hay không có những bộ sưu tập vật chất đắt tiền. Ngoại hình không đẹp, hay quá béo (những yếu tố thường khiến nhiều người phụ nữ cảm thấy đau khổ nhất)…

Đối với một số người mà nói, trong mắt của họ bạn không giống mẫu người thành công vang dội.

Ý nghĩa của thành công thực chất là gì?

Thành công giống như một thứ gì đó khá trừu tượng. Nếu bạn hỏi 100 người thế nào là thành công chắc chắn mỗi một người trong số họ sẽ có một câu trả lời hoàn toàn khác nhau.

Ở một mức độ nào đó, chúng ta nên hiểu rằng hạnh phúc mới là thành công thực sự. Hãy hiểu điều đó và đừng suy diễn quá nông cạn và hời hợt…

Hầu hết mọi người hiện tại (kể cả những người đang làm công việc mang lại cuộc sống hạnh phúc cho người khác) đều dễ nhầm lẫn giữa thành công và hạnh phúc cho đến khi chúng ta ngộ nhận ra điều đó.

Tra từ “thành công” trong từ điển bạn sẽ tìm thấy một định nghĩa như thế này: “Thành công là việc đạt được sự giàu có, địa vị, danh dự hoặc một điều gì đó tương tự”, từ đồng nghĩa với thành công là “thành tích”, “thịnh vượng” và “nổi tiếng”. Tuy nhiên đó là chỉ là từ ngữ, chúng ta nên gọi nó là gì? Liệu thành công có phải là một chuẩn mực để thực hiện và đạt được – một thước đo của cuộc sống?

Một doanh nhân thành công nhưng chưa hẳn đã hạnh phúc

Thực chất, những con số hiện hữu luôn là quan trọng và có chỗ đứng trong xã hội, đặc biệt là trong giới kinh doanh. Nhưng nếu bạn đang tìm kiếm một thành công mỹ mãn, thì những vật chất này không thể giúp bạn có được điều đó.

 

Sự biến chất trong xã hội ngày nay khiến cho nhiều người lầm tưởng họ đang đạt được sự thành công tột độ, họ có địa vị, sự giàu có và được mọi người tôn sùng, nhưng họ đang lầm tưởng bởi thực chất đó không phải là con đường tìm đến hạnh phúc và viên mãn.

“Thành công” luôn hiện hữu đâu đó xung quanh cuộc sống của chúng ta và trong nhiều bối cảnh khác nhau khiến cho nhiều người bị lầm tưởng và quên mất đi ý nghĩa thực sự của nó. Đó là một cảm giác rất mơ hồ về những gì được gọi là thành công, những thứ chúng ta nghĩ rằng nó sẽ mang lại cho chúng ta hạnh phúc trong cả vật chất lẫn tinh thần. Bạn có thể làm tất cả mọi thứ để theo đuổi và đạt được thành công theo kiểu định nghĩa truyền thống, nhưng điều đó sẽ khiến hạnh phúc và thành công viên mãn không được bảo đảm.

Có rất nhiều người khi ở đỉnh cao của thành công, họ vẫn cảm thấy khổ sở  và bất hạnh vì nó. Không hẳn là giữa thành công và hạnh phúc có mối quan hệ nghịch đảo, nhưng nó cũng không phải là mối quan hệ tích cực. Đó là hai yếu tố hoàn toàn tách biệt.

>Có thể bạn quan tâm:

Báo giá website

Báo giá thiết kế website bán hàng

Vậy làm thế nào để có thể vừa thành công và hạnh phúc?

Một công thức phổ biến để đảm bảo thành công và hạnh phúc đó là học cách chấp nhận sự thất bại theo thước đo thành công của chính mình quy ước, khi đó bạn sẽ được hạnh phúc. Chúng ta chỉ thất bại khi bản thân cố gắng tạo ra một thước đo thành công ngoài sức mong đợi, và khi không đạt được thì chính bản thân sẽ đau khổ.

Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đã từng nói rằng “Trong cuộc sống có cả cái ngọt ngào và đắng cay. Mình phải biết là ngay cả cái đắng cay đó cũng nằm trong hạnh phúc”. Vì vậy, thành công hay hạnh phúc không phải ở cái nhìn khách quan của mọi người mà nó phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Chỉ có điều bạn có nhận ra hay không mà thôi?

Theo Sarah Vermunt


Chia sẻ bài viết này