Thương mại điện tử đang có tốc độ tăng trưởng hai chữ số nhiều năm nay. Trong năm tới, VECITA cho biết thương mại điện tử Việt Nam sẽ sớm phát triển do 92% số người được hỏi cho biết họ là những người dùng Internet thường xuyên. Bên cạnh đó, điện thoại di động và laptop cũng là những phương tiện chủ yếu để truy cập internet tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Mua sắm qua mạng đã dần trở thành thói quen của nhiều người mua hàng Việt Nam
1. Xu hướng phát triển các trang thương mại điện tử Việt Nam trong lĩnh vực giải trí
Năm 2014 chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể của thương mại điện tử Việt Nam. Trong số các lĩnh vực tiềm năng có thể kể đến hoạt động giải trí trí như du lịch (đặt vé máy bay và đặt phòng khách sạn), mua vé xem phim, xem biểu diễn ngoài trời trời, triển lãm và các cuộc thi đấu thể thao… Trong năm 2015, dự kiến xu hướng phát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực giải trí sẽ tiếp tục tăng.
Mua sắm qua mạng sẽ phát triển về chiều sâu, đa dạng và phong phú về số lượng trang web và chủng loại hàng hóa. Trong môt báo cáo mới công bố gần đây, Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin thuộc Bộ công thương (VECITA) cho biết tổng doanh thu thương mại điện tử đã đạt 2,2 tỉ USD trong năm 2013, tăng nhanh 300% so với năm 2012. Doanh thu ước sẽ chạm ngưỡng 4 tỉ USD trước 2015. Một trong những mũi nhọn của sắm qua mạng chính là ngành thời trang, làm đẹp và sách.
Năm 2013, Cục Thương mại Điện tử thống kê đến 62% lượng khách mua sắm trực tuyến trong nước đã mua các sản phẩm về quần áo, giày dép, và mỹ phẩm. Năm 2014 đánh dấu một sự dịch chuyển lớn trong tâm lí tiêu dùng của khách hàng khi hàng loạt website chuyên dụng về thời trang ra đời và phát triển mạnh. Nếu xét riêng các công ty chỉ tập trung vào mặt hàng thời trang thì thị trường TMĐT đang là cuộc chiến giữa nhiều công ty trong và ngoài nước với phần thắng chưa phân định rõ ràng, có thể kể đến Zalora.vn, Yes24.vn, Chon.vn…Ngoài những công ty kể trên, nhiều đại gia trong và ngoài nước đang có kế hoạch thâm nhập thị trường để chiếm lĩnh miếng bánh đầy tiềm năng đang bị bỏ ngỏ này. Nổi bật là VinGroup, với quyết tâm đầu tư vào lĩnh vực thương mại điện tử khi công bố thành lập công ty TNHH VinE-Com với số vốn dự kiến lên đến 1.000 tỷ. Một ứng viên khác là Rakuten, là công ty bán lẻ trực tuyến hàng đầu tại Nhật Bản có giá trị thị trường lên đến hơn 17 tỷ USD. Sau khi hiện diện tại Thái Lan và Indonesia, Rakuten đã bắt đầu nghiên cứu thị trường Việt Nam từ năm 2011 và dự kiến sẽ sớm hoạt động chính thức trong thời gian ngắn sắp tới. Ngoài ra, Vancl và JD là hai công ty Trung Quốc khác cũng đã tìm hiểu thị trường Việt Nam.
Sách cũng là loại sản phẩm quan trọng của thị trường mua bán hàng qua mạng. Năm 2012 là một năm của thị trường sách trên mạng (online), từ sự bùng nổ của các nhà sách trực tuyến đến sách điện tử (ebook) với chiến lược vào cuộc của các nhà xuất bản lớn. Nếu những năm trước, kinh doanh nhà sách online còn là một điều gì đó xa xôi thì từ năm 2012, chuyện ngồi một chỗ gọi điện mua sách và được giao tận nơi không còn là điều xa lạ. Nhiều cái tên nhà sách trực tuyến đã trở nên quen thuộc như tiki.vn, vinabook.com, saharavn.com, Phuong Nam book… Đối với ebook, năm 2012 ghi nhận nhiều sự kiện trong lĩnh vực ebook mà trong đó có những sự kiện có thể xem là “lịch sử” của ngành xuất bản như việc nhà xuất bản Tổng hợp Tp.HCM trở thành nhà xuất bản đầu tiên chính thức xuất bản ebook. Cho đến nay, đã có một số thư viện sử dụng gói cung cấp sách điện tử này như thư viện quận 1, thư viện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
2. Phát triển các ứng dụng thương mại điện tử cho điện thoại di động và máy tính bảng
Theo kết quả khảo sát mới đây của Nielsen, 58% người tiêu dùng Việt nam dùng điện thoại di động để mua sắm qua mạng. Tỉ lệ này cao thứ 3 ở Đông Nam Á sau Indonesia và Philippines. Thị trường thương mại điện tử 2015 2015 sẽ tiếp tục chú trọng hơn đến xây dựng ứng dụng thương mại điện tử sử dụng được cho điện thoại di động và máy tính bảng.
3. Dịch vụ thanh toán trực tuyến tiếp tục được cải thiện và phát triển
Đây là một tín hiệu tốt cho ngành thương mại điện tử Việt Nam và những doanh nghiệp đang áp dụng Digital Marketing để tiếp cận khách hàng khi IDC dự đoán năm 2015 thanh toán trực tuyến Việt Nam đạt mức 2 tỷ USD. Tổng giá trị thanh toán trực tuyến của VN hiện mới chỉ dừng lại ở mức 2-3% tổng giá trị hàng hóa giao dịch buôn bán qua Internet. Trong khi đó, con số này tại Trung Quốc là 75%. Với tiềm năng lớn về thương mại điện tử, Việt Nam đã được nhiều “đại gia” về thanh toán điện tử thế giới để mắt tới, trong đó có PayPal. Cơ sở hạ tầng, năng lực kỹ thuật, hành lang pháp lý cũng đang chuyển biến tích cực để đáp ứng sự phát triển của thị trường.
4. Khung pháp lí thương mại điện tử Việt Nam ngày càng hoàn thiện
Cùng với sự ra đời và có hiệu lực của nghị định 185, thời gian tới pháp luật về thương mại điện tử sẽ dần dần ngày càng hoàn thiện bên cạnh việc tăng trưởng tỷ lệ sử dụng Internet của người dân. Nhờ có sự hoàn thiện của hành lang pháp lý, tỷ lệ truy cập Internet tham gia mua sắm trực tuyến đến năm 2015 dự báo sẽ có xu hướng tăng.
Rõ ràng, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng, hứa hẹn sự phát triển vượt bậc cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững thì rất cần sự phối hợp cơ quan chức năng với các thành phần tham gia nhằm nâng cao nhận thức cho cả người mua và người bán khi tham gia thương mại điện tử.
Tổng hợp từ itpc.gov.vn
Thương mại điện tử Việt Nam 2015 vấn tiếp tục hàn gắn “lỗ hổng niềm tin”
Hạn chế của thương mại điện tử ở Việt Nam
Tối ưu hóa website thương mại điện tử cho bán hàng online