Nếu bạn là 1 người đang kinh doanh đồ ăn nhanh nên theo dõi thông tin này. Với sự phát triển nhanh của đời sống xã hội và miếng mồi ngon của thị trường đồ ăn nhanh chưa được khai thác tại Việt Nam. Những ông chùm lớn như Mc Donald’s hay Starbuck xuất hiện rầm rộ và tuyên bố hùng hồn với những hứa hẹn chiếm lĩnh thị trường Việt. Theo nhận định từ các chuyên gia thị trường kinh doanh đồ ăn nhanh trong nước còn lâu mới bão hòa nhưng sự phát triển của các ông trùm lớn đã vướng phải nhiều khó khăn. Điều đó cũng ảnh hưởng không ít tới những doanh nghiệp trong nước cũng như các nhân kinh doanh đồ ăn nhanh. Và được ví như bong bóng xì hơi.
Kinh doanh đồ ăn nhanh đến như 1 cơn bão
Gia nhập vào thị trường kinh doanh đồ ăn nhanh Việt với khoản đầu tư lớn vào thị trường TP HCM, nơi mà mức thu nhập cũng như nhu cầu tiêu dùng cao nhất cả nước bằng những chiêu thức quảng cáo hình ảnh rậm rộ làm giới trẻ không giấu nổi sự tò mò và hào hứng với 1 hình thức ăn uống mới mẻ này.
Những ngày đầu bước chân vào thị trường, Mc Donald’s xuất hiện rầm rộ với 1 tuần khai trương thu hút lượng khách hàng không hề nhỏ. Đã có nhiều người đến xếp hàng từ sớm để được thưởng thức sản phẩm đầu tiên của ông lớn này những ngày đầu vào kinh doanh đồ ăn nhanh tại Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, những hình ảnh, sự kiện phát bán miễn phí, quà tặng cũng được làm nóng nhanh chóng.
Theo các chuyên gia – với sự xuất hiện của Mc Donald’s, cuộc cạnh tranh các thương hiệu kinh doanh đồ ăn nhanh tại VN sẽ càng gay gắt. Đối thủ trực tiếp của McDonald’s tại Mỹ như Burger King và KFC đều đã hoạt động ở VN. KFC vào VN từ năm 1997, hai năm sau khi VN bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Nhưng đến tận 2010, các thương hiệu kinh doanh đồ ăn nhanh của Mỹ mới xâm nhập thị trường VN một cách nghiêm túc.
Một thương hiệu lớn khác của Mỹ – càphê Starbucks – đến nay đã có 3 cửa hàng tại TPHCM, sau khi ra mắt lần đầu kinh doanh đồ ăn nhanh vào tháng 2 năm 2013. Theo một số thống kê, hai nhãn hiệu thức ăn nhanh lớn nhất ở VN hiện là Lotteria – một công ty của Hàn Quốc và KFC.
Cuộc chiến thị trường ngách cho cửa hàng bán lẻ
Phần mềm quản lý cửa hàng đồ ăn nhanh
Kinh doanh đồ ăn nhanh như bong bóng nước
Nếu bạn có thể thấy 1 sự thật rằng, đã không còn những cảnh xếp hàng mua đồ tại các cửa hàng kinh doanh đồ ăn nhanh của Mc Donald’s. Đáng buồn hơn nữa khi khách hàng còn lại với những cửa hàng này chủ yếu là người nước ngoài và giới trẻ văn phòng.
Điều đáng nói ở đây là lý do vì sao khi thị trường hoàn toàn có nhu cầu nhưng lại không phát triển lâu dài, thậm chí theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới thu nhập bình quân tại Việt Nam đang tăng là tín hiệu đáng mừng cho thị trường kinh doanh đồ ăn nhanh:
+ Không hợp nhu cầu tiêu dùng: Có thể sự phát triển nóng của những cửa hàng như Mc Donald’s, Starbucks, KFC thu hút mức doanh thu lớn trong những ngày đầu ra mắt nhưng đó chỉ là sự tò mò của người tiêu dùng. Trên thực tế những món ăn này không thể thay thế nhu cầu hay thói quen ăn uống của người Việt, và sự thay đổi là điều chưa được thực hiện triệt để ở những thương hiệu này.
+ Giá cả đắt đỏ: Có một câu hỏi đặt ra: liệu người Việt có yêu thích bữa ăn sáng có quá nhiều calo với bánh mì, thịt bò băm và khoai tây chiên có giá gấp 3-4 lần một tô phở?
Ý tưởng kinh doanh cửa hàng đồ ăn tự chọn
Kinh nghiệm mở cửa hàng đồ ăn vặt
Và bài toán được đặt ra, chỗ đi nào cho thị trường kinh doanh đồ ăn nhanh Việt?
Thị trường kinh doanh đồ ăn nhanh chưa bão hòa và chúng ta hoàn toàn có cơ hội lớn hơn đánh bật những nhà đầu tư nước ngoài. Có không ít cửa hàng nhỏ với những món ăn truyền thống kèm theo sự chế biến phù hợp các món ăn Tây như mỳ Ý hay gà chiên vẫn thu hút khá nhiều khách. Điều đặt ra không phải chúng ta cần 1 không gian đủ sành điệu như Starbucks hay chi phí đắt đỏ cho chuỗi cửa hàng KFC, mà đó là việc kinh doanh đồ ăn nhanh phải đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng, thói quen chi tiêu với mức giá hợp lý.
Có thể bạn cần biết:
Ngành bán lẻ phải bắt kịp xu thế vận động siêu nhanh
Ý tưởng kinh doanh cửa hàng đồ ăn Hàn Quốc
Kinh nghiệm kinh doanh đồ ăn đêm qua mạng
Quy trình kinh doanh đồ ăn vặt