Thất bại của Coca và Mai Linh khi tạo ra sản phẩm mới và đầu tư trái ngành là những ví dụ điển hình trong quá trình xây dựng thương hiệu của các tập đoàn lớn hiện nay.
Bài học 3: Mèo đen và Sơn Dương
Mèo đen mời Sơn Dương đến nhà dùng bữa và tự tay chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn: nào là thịt chuột nướng, da chuột chiên xì dầu, đầu chuột chiên dòn, chân chuột nướng… Hai người ngồi vào bàn nhưng chỉ có mèo đen là ăn ngon lành còn Sơn Dương thì ngồi yên một chỗ trong khi bụng đói cồn cào. Cuối cùng cậu nói: “Tôi không ăn thịt chuột bao giờ cả!”
Câu chuyện ngụ ngôn Mèo đen – Sơn Dương
Dứt lời, Sơn dương bèn ra ngoài vườn gặm cỏ. Mèo đen chợt hiểu ra vấn đề, cười phá lên. Còn Sơn dương thì vừa chén cỏ vừa sung sướng kêu ‘be be’ để cảm ơn thịnh tình của mèo đen.
Bài học: Nhu cầu của mỗi người rất phong phú và khác nhau. Bạn không thể đứng trên quan điểm bản thân mà bắt mọi người thích giống bạn. Trong kinh doanh, việc tạo ra một sản phẩm phải phù hợp với lợi ích của khách hàng, đứng trên quan điểm họ có thích hay không.
Năm 1992, Pepsi tung ra loại nước uống mới mang tên Crytal Pepsi có lợi cho sức khỏe không có cafein. Đặc điểm chính của Crytal Pepsi là tinh khiết, trong suốt, khác hoàn toàn so với những sản phẩm cũ của tập đoàn này. Trong thời gian đầu sau khi loại nước uống mới được tung ra thị trường, Pepsi đã thu lại tới 470 triệu USD. Tuy nhiên một điều bất ngờ là ngay sau đó người dùng lại tỏ ra thờ ơ với loại nước uống mới này, nguyên nhân chính được xác định là người nghiện cola đều thích nước uống có màu tối hơn.
Pepsi thất bại với sản phẩm Crytal Pepsi
Pepsi gần như chỉ thu được lợi nhuận trong những ngày đầu tiên – và rất nhiều người còn cho rằng, người dân mua Crytal Pepsi bởi họ tò mò sau khi được chứng kiến chiến dịch quảng cáo trị giá 40 triệu USD. Đồng thời mặc dù được giới thiệu là sản phẩm mới lạ nhưng mùi vị lại không khác gì các thức uống truyền thống .Thất bại của Pepsi là họ nghĩ quá đơn giản tới sở thích của người tiêu dùng, không đứng trên góc độ của khách hàng để tạo ra sản phẩm mới.
Bài học 4: Cá kiếm và mèo
Cá kiếm có bộ răng rất chắc và sắc. Vào một ngày nọ, nó bỗng giở chứng, đòi học “tuyệt kỹ” của mèo là bắt chuột. Nó nói rằng “Bắt chuột thì có gì ghê gớm. Ngoài biển tôi chả bắt cá lô suốt ngày sao?”.
Mèo đồng ý và cả hai vào kho mai phục. Chỉ một lúc sau mèo đã bắt được chuột. Sau khi chơi đùa thoả thích rồi ăn một bữa no nê, mèo ta mới nhớ đến cậu bạn cá kiếm của mình. Khốn khổ thay, lúc đó cá kiếm đã bị chuột gặm hết cả đuôi, chỉ còn thở thoi thóp. Thấy vậy, mèo bèn đỡ cá kiếm dậy, thả nó trở lại biển khơi.
Bài học: Mở rộng thị trường là điều tốt nhưng bạn cần phải tính toán kỹ bởi mọi người thường nói: “người ngoài thì đừng có nói đến chuyện trong nghề”. Nếu bạn không trang bị đủ cho mình kiến thức, có nền tảng tài chính ổn định thì thất bại không chỉ xảy đến trong chính lĩnh vực đó mà còn ở cả ngành nghề mà bạn vững chắc nhất.
Câu chuyện về quá trình phát triển của taxi Mai Linh là một ví dụ điển hình. Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh là một trong những đơn vị đầu tiên phát triển ngành kinh doanh taxi ở Việt Nam. Chỉ từ số vốn ban đầu hơn 300 triệu đòng năm 1995 với vài chục lao động, đến nay Mai Linh đã phát triển mạnh với số vốn đầu tư hơn 1 nghìn tỷ đồng, hơn 10 nghìn đầu xe và giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Taxi Mai Linh phát triển mạnh khắp đất nước, được coi là đơn vị hàng đầu trong ngành taxi.
Mai Linh ngậm trái đắng khi đầu tư trái ngành
Tuy nhiên khi đang trên thế phát triển, Mai Linh quyết định mở rộng kinh doanh đa ngành khi đầu tư nhiều dự án không phải sở trường, lãnh đạo hơn 60 công ty con hoạt động ở nhiều lĩnh vực như bất động sản, du lịch… Tập đoàn đã phải vay ngắn hạn, vay tiền nhàn rỗi của các cá nhân với lãi suất từ 18-25%/năm để mua xe, đầu tư trong khi tốc độ hồi vốn chậm khiến kinh doanh không có lãi, mất kiểm soát.
Đến tháng 12 năm 2012, Mai Linh đã nợ hơn 4,5 nghìn tỷ đồng – một con số khổng lồ và không hề an toàn. Ngoài ra Mai Linh còn mất vị thế chiếm lĩnh thị phần taxi ở 2 thành phố lớn nhất nước là Hà Nội (với taxi Group) và thành phố Hồ Chí Minh (Vinasun).
Kinh doanh là lĩnh vực phức tạp, muốn thành công trong nhiều ngành nghề đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thực sự chắc chắn trong chính ngành nghề của mình trước.