Có nên từ bỏ mọi thứ khi quá căng thẳng và cảm thấy kiệt sức?
Hầu như các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay bất cứ doanh nhân nào cũng đều có một niềm đam mê trong những gì họ làm, nhưng, nếu không có đủ thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe thì kiệt sức là điều không thể tránh khỏi. Sự mệt mỏi khi phải làm việc quá sức (hội chứng Burnout) là lý do phổ biến khiến cho các doanh nhân làm việc kém hiệu quả, thậm chí là đi sai lệch khỏi mục tiêu, kế hoạch và định hướng ban đầu.
Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng của kiệt sức
1. Thể chất kiệt quệ hoặc năng lượng sống thấp
Thể chất kiệt quệ, năng lượng sống thấp
Nếu luôn mệt mỏi và cảm thấy khó khăn khi làm việc hay thực hiện một nhiệm vụ nào đó, thậm chí là cần đến sự cố gắng thì có khả năng là bạn đang trở nên kiệt sức. Đó là lúc bạn cảm thấy cơ thể mình “ráo nước” và cạn kiệt tất cả mọi nguồn năng lượng, là hệ quả của việc không được nghỉ ngơi đầy đủ.
2. Kiệt sức về tinh thần và trí não
Ngoài việc mệt mỏi về thể chất, nếu như bạn thường xuyên có những cơn bộc phát cảm xúc không thể giải thích do các vấn đề mà bạn không kiểm soát trước, hoặc nếu bạn không còn đủ kiên nhẫn trong bất cứ việc gì, luôn tỏ ra ủ rũ, buồn bã hay thất vọng, thì khả năng là bạn đang bị kiệt quệ về tinh thần và trải qua thời kỳ làm việc quá sức.
3. Khả năng miễn dịch thấp và “nhạy cảm” với bệnh tật
“Nhạy cảm” với bệnh tật
Một trong những dấu hiệu đáng chú ý nhất cho thấy bạn đang gặp phải hội chứng burnout là khả năng miễn dịch bỗng dưng trở nên yếu, không thể chống chọi lại với các mầm bệnh khiến bạn “nhạy cảm” hơn với bệnh tật. Phổ biến nhất là các thể bệnh cúm, bệnh tim, thậm chí là thường xuyên ngất xỉu.
4. Không còn hứng thú với các mối quan hệ cá nhân
Khi mệt mỏi và bị kiệt sức, con người ta thường không còn đủ năng lượng về tinh thần và thể chất để chăm chút và thiết lập mối quan hệ cá nhân của mình, đặc biệt là đối với những người không liên quan gì đến công việc kinh doanh. Thậm chí là gia đình và bạn bè cũng thường bị bỏ quên, bạn không có khả năng mang lại cho họ sự quan tâm mà họ xứng đáng được hưởng, bởi vì khi đó, đến bản thân mình, bạn còn không đủ sức để chăm sóc nữa.
5. Luôn cảm thấy bi quan
Luôn cảm thấy bi quan với mọi thứ
Bình thường trong công việc và cuộc sống đều có rất nhiều áp lực, cả về tinh thần và thể chất, bạn luôn phải gồng mình lên để thích ứng, và kết quả là sự suy kiệt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cách mà bạn xử lý căng thẳng. Và từ đó dẫn đến cái nhìn bi quan về tất cả mọi thứ, niềm tin sẽ dần mất đi một cách vô thức.
6. Hiệu quả công việc thấp và thường xuyên vắng mặt
Như một kết quả của tất cả các triệu chứng trên, sự mệt mỏi, kiệt sức khiến cho hiệu quả công việc của bạn không còn được như mong muốn. Bạn dần trở nên chán nản và thậm chí là không còn muốn thức dậy sớm vào mỗi buổi sáng để đến cơ quan và làm công việc mà bạn yếu thích nữa.
7 giải pháp để đối phó với căng thẳng và hội chứng Burnout
Để đối mặt với căng thẳng và giữ cho mình một sức khỏe tốt để làm việc năng suất, hiệu quả hơn thì điều quan trọng là bạn cần duy trì được sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và nghỉ ngơi. Sau đây là 7 cách giúp bạn làm được điều đó:
1. Phá vỡ những khuôn mẫu hay thói quen cũ và phải biết cách tổ chức
Phá vỡ những khuôn mẫu và thói quen xấu
Một trong những cách chính có thể góp phần quan trọng giúp bạn cân bằng cuộc sống, đó là từ bỏ những khuôn mẫu hay thói quen xấu đang có. Chặng hạn như: bạn có thói quen chỉ ngủ vài giờ ít ỏi mỗi ngày và cắm đầu vào làm việc, hay không bao giờ lập kế hoạch và phân bổ thời gian thì sự mệt mỏi và tồn động công việc là không tránh khỏi. Khi đó, bạn sẽ phải chịu áp lực, căng thẳng về tinh thần, cho dù bạn yêu công việc của mình đến đâu đi chăng nữa.
Chính vì vậy, hãy tập cho mình những thói quen tốt trong công việc và cuộc sống nhé, đồng thời tổ chức, sắp xếp để có thể kiểm soát tất cả mọi thứ, và bạn sẽ nhận ra sự khác biệt thực sự.
2. Ưu tiên những công việc quan trọng
Ưu tiên những công việc quan trọng
Niềm đam mê không thể giúp bạn có đủ khả năng làm hết tất cả mọi việc cùng lúc. Hãy tập cho mình thói quen ưu tiên những gì quan trọng nhất, và để lại phần còn lại giải quyết sau. Để làm được điều đó, bạn có thể bắt đầu bằng việc lên danh sách những gì cần phải làm và tập trung vào những nhiệm vụ hàng đầu trước mắt.
3. Lên kế hoạch thời gian của bạn
Bạn phải làm rất nhiều thứ, nhưng thời gian một ngày cũng chỉ giới hạn trong 24h, do đó, nếu không muốn tồn động công việc và nhỡ nhàng với những kế hoạch của mình thì việc kiểm soát tốt thời gian là điều vô cùng quan trọng.
Đặc biệt, trong kế hoạch quản lý thời gian của mình, bạn nên dành ra khoảng nghỉ ngơi giữa các hoạt động nhé. Ví dụ như bạn lên kế hoạch 2 giờ cho một công việc thì bạn sẽ cần đến 30 phút nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe, trí lực, đảm bảo cho tinh thần thoải mái để làm công việc tiếp theo một cách tốt nhất.
4. Kiểm soát lịch trình công việc và học cách nói không!
Học cách nói “Không”
Thực hiện đúng theo lịch trình công việc đã lên, nghỉ ngơi hợp lý và biết nói “không” với những lời đề nghị giúp đỡ mà có thể khiến bạn phá vỡ kế hoạch của mình, thậm chí là phải cố gắng làm việc quá sức để hoàn thành. Đó là một cách tuyệt vời giúp bạn sống và làm việc thoải mái, không bị áp lực, căng thẳng hay kiệt quệ.
5. Lên thời gian làm việc và nghỉ ngơi cố định
Không chỉ lên kế hoạch chung chung là nên làm những gì, nghỉ ngơi bao lâu và như thế nào, bạn còn cần phải có một lịch trình cố định cho nó, lúc nào làm việc, lúc nào là lúc nghỉ ngơi, và hãy cố gắng tuân thủ đúng điều đó. Chẳng hạn như sắp xếp giờ ngủ tối từ 11 giờ đến 6 giờ sáng, làm việc từ 8 giờ đến 6 giờ tối, nghỉ trưa 2 tiếng chẳng hạn, như thế thì cơ thể của bạn cũng sẽ quen với việc thực hiện theo một lịch trình có tính nhất quán.
6. Nhận thức được những hậu quả mà sự căng thẳng gây ra
Nhận thức được hậu quả của sự căng thẳng
Nếu biết mình đang phải trải qua nhiều căng thẳng và nhận thấy rõ những hậu quả nặng nề mà nó gây ra cho công việc và cuộc sống của mình thì chắc hẳn bạn sẽ cố gắng tìm ra giải pháp phù hợp cho bản thân. Đó là cách thức tốt giúp bạn tự mình vượt qua được áp lực.
7. Chia sẻ những công việc mà bạn không đủ khả năng kiểm soát
Như một phần của việc quản lý thời gian, nếu cảm thấy mình không đủ thời gian và khả năng làm hết việc thì hãy tìm kiếm sự giúp đỡ, chia sẻ một khối lượng công việc nào đó cho những người khác. Như vậy, bạn sẽ có nhiều thời gian để quản lý công việc, cuộc sống, thể trạng và tinh thần của mình tốt hơn.
(Tổng hợp từ www.business2community.com)