Chi tiết các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là hình thức kinh doanh phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Hiện nay, có rất nhiều cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini mọc lên như nấm ở khắp mọi nơi đặc biệt là ở những khu vực tập trung đông dân cư như Hà Nội, Hồ Chí Minh. Không chỉ vậy xu hướng mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn cũng được nhiều người đang theo đuổi.

Nếu muốn mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini phát triển đem lại lợi nhuận lớn thì bạn cần phải có kế hoạch kinh doanh mới lạ và khác biệt. Nhưng làm thế nào để kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini hiệu quả và tạo được dấu ấn khác biệt là điều không phải ai cũng biết. Vì thế, trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với bạn những bí quyết kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa hiệu quả của tôi cũng như kiến thức tôi tổng hợp được từ những người thành công nhé!

1. Mở cửa hàng bán tạp hóa có giàu không?

Theo con số thống kê của Tổng Cục Thống kê cho thấy tổng mức bán buôn, bán lẻ 6 tháng đầu năm 2016 tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Con số này tăng đáng kể so với các năm trước. Theo đánh giá của 1 viện thuộc bộ công thương, ước tính đến năm 2020 thị trường bán lẻ tại Việt Nam sẽ cán mốc 1,79 tỉ. Con số này cho thấy một cơ hội kinh doanh rộng mở và tiềm năng cho nhiều nhà đầu tư.

Khu vực kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini có khả năng phát triển nhất là ở những khu dân cư đông đúc, gần các trường học, khu vực nông thôn… Những món đồ ăn và các đồ gia dụng trong gia đình như nước ngọt, bánh kẹo, giấy vệ sinh, thực phẩm tươi, sống là những món đồ người dân thường mua. Ở những khu chung cư cao cấp, khu biệt thự, mỗi ngày người dân sống ở đây thường bỏ ra từ 1 – 3 triệu đồng để chi tiêu mua sắm hằng ngày. Còn đối với học sinh sinh viên, trung bình họ thường chi từ 400 – 700 nghìn để mua đồ dùng sinh hoạt cá nhân.

Trong một vài năm trở lại đây, nhu cầu mua sắm tại các siêu thị tăng đột biến, người tiêu dùng tin tưởng rằng hàng hóa mua trong siêu thị sẽ đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, không có hàng giả, hàng nhái như ở thị trường bán lẻ hàng hóa bên ngoài. Nắm bắt được tâm lý đó của khách hàng, các siêu thị lớn như Big C, Hiway, Metro, Vin+,… mở thêm hàng loạt các cơ sở mới ở khắp cả nước và Hà Nội, Hồ Chí Minh là những khu vực tập trung nhiều siêu thị hơn cả.

Song song với sự phát triển của các siêu thị lớn đó là sự ra đời của các siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa. Nếu các siêu thị lớn có mức giá bán rẻ hơn so với trên thị trường một chút nhưng khoảng cách lại xa thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn mua đồ ở những cửa hàng tiện lợi đủ lớn hoặc ở các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini gần khu nhà mình sinh sống để tiết kiệm thời gian cũng như nguồn gốc hàng hóa ở đây vẫn được đảm bảo an toàn, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ. Mặc dù phải cạnh tranh lớn về giá cả với các siêu thị lớn những những cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini vẫn có tiềm năng phát triển rộng mở nếu đáp ứng được sự đa dạng hàng hóa, giá cả cùng như khoảng cách địa lý gần với người tiêu dùng nhất.

Tổng chi phí đầu tư ban đầu chưa bao gồm tiền thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp sẽ khoảng 43 triệu.

Ước tính thu nhập:

  • ­♦ Doanh thu ước tính hàng ngày: 3­4 triệu/ ngày.
  • ♦ Doanh thu ước tính hàng tháng: 80 triệu ­ 90 triệu/ tháng.
  • ♦ Thu nhập ngoài của hoạt động kinh doanh: 1.000.000 VNĐ/ tháng.

­ Lợi nhuận kinh doanh là: 80.000.000*20% =16.000.000 VNĐ ( 20% là tỷ suất lợi nhuận tối ưu. Nếu vượt quá tỷ suất này thì bạn cần xem xét lại, có thể mức giá bán và giá nhập của bạn đang có vấn đề).

2. Mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cần bao nhiêu vốn?

Vốn để mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini sẽ được ước tính dựa trên tiền thuê mặt bằng, tiền thuế, điện nước, thuê nhân viên, tiền nhập hàng, tiền trang trí shop, các vật dụng để thiết lập cửa hàng… Cụ thể như sau:

+ Tiền thuê mặt bằng: 7­10 triệu/ tháng.

+ Tiền thuế phải nộp có 3 loại chính là thuế thu nhập cá nhân, thuế nhập doanh nghiệp, thuế môn bài. Thuế môn bài có mức đóng cố định theo bậc nếu thu nhập một tháng dưới 2 tỷ thì phải đóng 1 triệu đồng cho 1 năm. Con số này có thể thay đổi theo từng năm. Thuế nhu nhập doanh nghiệp tư nhân là 20%, thuế thu nhập cá nhân tính theo mức lương của người đóng thuế. Để biết cụ thể chi phí thuế phải nộp, bạn nên tìm hiểu thông tin kỹ hơn nhé!

+ Tiền điện: Khoảng 3­5 triệu/tháng.

+ Tiền lương nhân viên: Khoảng 30 triệu/ tháng.

+ Tiền nước : Dao động từ 500k­700k / tháng.

+ Chi phí hao tổn: 1 triệu/tháng.

Vốn mở cửa hàng tạp hóa trên đây chỉ mang tính tương đối, sẽ còn phù thuộc vào địa điểm kinh doanh, quy mô. Ngoài các khoản phí này, bạn sẽ cần vốn để nhập hàng tạp hóa và các vật dụng.

  1. Các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa từ nhiều người cho thấy, việc kinh doanh một siêu thị mini, hay cửa hàng tạp hóa dù ở nông thôn hay thành thị, bạn cùng cần phải trải qua các bước như sau

Lên danh mục các mặt hàng tạp hóa

Nhiều bạn hay thắc mắc Cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini nên bán những mặt hàng gì? Khi mở cửa hàng tạp hóa, bạn cần xác định danh mục các mặt hàng tạp hóa của mình là thực phẩm, hàng hóa hay đồ gia dụng,… rồi sau đó mới liệt kê chi tiết các sản phẩm cần bán của từng hạng mục. Đối với các siêu thị mini, có thể bán đồ tươi sống, thực thẩm, sữa, nước ngọt, đồ gia dụng,… Những mặt hàng bạn lựa chọn kinh doanh sẽ phù hợp với nhu cầu mua sắm nơi bạn mở siêu thị. Nếu như siêu thị của bạn gần các trường đại học thì bạn có thể bán thêm các loại đồ dùng văn phòng phẩm,… Nếu chỉ là mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn thì nên tập trung vào các nhu yếu phẩm hàng ngày.

Bạn có thể xem tham khảo danh mục các mặt hàng tạp hóa phổ biến TẠI ĐÂY

Bán kèm các sản phẩm và dịch vụ khác (nếu có vốn thì nên mở rộng)

Theo nghiên cứu thị trường bán lẻ, các loại mặt hàng như thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo, rau củ là những mặt hàng bán chạy nhất ở các siêu thị mini. Ngoài ra, các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chín cũng là mặt hàng có số lượng người mua lớn và đem lại giá trị lợi nhuận cao. Đồng thời, khi kinh doanh các loại rau tươi sống, bạn cũng nên đa dạng các loại rau theo mùa, kết hợp bán thêm các loại rau trái mùa để đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Ngoài ra, kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini bạn cũng nên hướng đến những mặt hàng vừa có lợi cho sức khỏe vừa có tác dụng làm đẹp và nhiều dinh dưỡng vì những sản phẩm này sẽ được khách hàng ưu tiên mua nhiều hơn.

Kế hoạch thuê nhân viên

Thuê những người có năng lực, có ngoài hình và có thể đào tạo và gắn bó lâu dài với bạn. Không nhất thiết phải thuê những người giỏi ở những vị trí không cần thiết để tiết kiệm chi phí tiền lương. Nếu người bạn thuê chưa có kinh nghiệm bán hàng thì bạn hãy trực tiếp chỉ dạy cho họ những kỹ năng bán hàng, kỹ năng thuyết phục khách hàng. Một thời gian họ sẽ quen việc đồng thời thuê những người chưa có kinh nghiệm bạn sẽ không mất quá nhiều tiền lương.

Nếu chỉ mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ ở nông thôn thì bạn không cần đến nhân viên, nhưng nếu là một siêu thị mini thì chắc chắn sẽ cần có. Lúc này bạn cần tuyển nhân sự như sau:

+ Một cửa hàng trưởng quản lý siêu thị Mini: Người này không cần thuê người quá giỏi vì bạn sẽ khó lòng quản lý được họ. Bạn chỉ cần thuê người biết khoán xuyến mọi công việc, có kinh nghiệm quản lý hóa đơn, hàng hóa và điều phối nhân viên, bố trí công việc mang lại hiệu quả tốt nhất. Cửa hàng trưởng sẽ là người góp ý tưởng kinh doanh, PR cho siêu thị thu hút được nhiều khách hàng nhất.

+ Hai nhân viên thu ngân: Đảm nhiệm công việc thu tiền và gói hàng hóa cho khách hàng.

+ Một nhân viên kế toán: Họ sẽ là người phụ trách tất cả các công việc hàng hóa mua vào, bán ra, thống kê các loại hàng hóa bạn chạy theo từng tuần, quý, tháng để bạn có chiến lược kinh doanh hàng hóa phù hợp.

+ Năm người sắp xếp, quản lý hàng hóa: Đảm nhiệm công việc quản lý hàng hóa, sắp xếp, trưng bày hàng hóa. Đồng thời, họ kiêm luôn việc hướng dẫn khách hàng lựa chọn hàng hóa cũng như tư vấn sản phẩm nếu khách hàng có nhu cầu.

Lên danh sách thiết bị và dụng cụ phục vụ cho việc mở cửa hàng

+ Máy tính và Máy tính tiền: Là những thiết bị không thể thiếu trong mỗi siêu thị. Các thiết bị này được đặt ở bàn thu ngân và cần kết nối với nhau và dễ dàng quan sát số liệu thu nhập.

+ Phần mềm quản lý siêu thị và phần mềm bán hàng: Giúp cho bạn quản lý cửa hàng dễ dàng hơn, dễ dàng theo dõi số liệu hàng hóa nhập xuất trong kho để có giải pháp kinh doanh phù hợp. Nếu có nhu cầu, bạn đừng quên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng thông minh Sapo, không chỉ quản lý hàng hóa, nhân viên và phần mềm này còn có khả năng mở rộng hàng vạn tính năng tùy chọn khác nhau thông qua việc cài đặt ứng dụng sẵn có trong kho App của Sapo. Vì vậy, đừng quên dùng thử và trải nghiệm miễn phí phần mềm hữu ích này nhé.

+ Bàn ghế cho nhân viên thu ngân,  nhân viên kế toán, nhân viên kho hàng: Bạn nên mua những loại bàn chuyên dụng dành cho nhân viên để đảm bảo có nơi cất giữ tài liệu cũng như lưu trữ tiền buôn bán thu được hàng ngày

+ Giá đỡ hàng: Với một siêu thị mini, thường cần đến khoảng 20 giá đỡ có diện tích khoảng từ 4 – 4,6 (m2) và được thiết kế tinh tế, tạo nên một không gian mua hàng ấm cúng và đẹp đẽ.

+ Tủ mát, tủ lạnh: Nên đặt ở những vị trí khách hàng thường nhìn thấy hoặc để ở gần lối ra mang lại hiệu ứng mua hàng tích cực. Với một chiếc tủ mát được trang trí bắt mắt, khách hàng sẽ thích thú và không ngần ngại lấy thêm một vài món đồ trong đó.

Ngoài các trang thiết bị trên, bạn có thể sắm thêm một số đồ khác như tủ đồ bán móc, tủ bán bánh mini,…

Xác định thương hiệu chủ đạo

Sự khác biệt bạn cần phải tạo ra được so với các cửa hàng, các siêu thị khác đó chính là thương hiệu sản phẩm. Khách hàng của bạn đa số là người có tri thức, học sinh, sinh viên, dân văn phòng nên vấn đề nguồn gốc, xuất xứ thương hiệu sản phẩm sẽ được họ quan tâm hàng đầu. Trước khi tiến hành kinh doanh, bạn nên xem xét kỹ lưỡng xem thương hiệu nào nên đưa vào siêu thị, thương hiệu nào sẽ là mặt hàng chủ đạo được bày bán. Nếu khu vực kinh doanh của bạn ở nơi người dân có mức thu nhập trung bình thì nên bầy bán những sản phẩm tầm trung, không nên quá cao cấp cũng không bình dân quá.

Để đánh giá khách quan được nhu cầu, sở thích của khách hàng hay thích mua bán hàng hóa của thương hiệu nào thì bạn nên theo dõi số liệu thống kê hoạt động mua bán hàng hóa của người tiêu dùng trong khoảng 3-4 tháng gần nhất để biết được nên mặt hàng nào, thương hiệu nào có tiềm năng phát triển nhất.

Quảng cáo và marketing trước ngày khai trương

Một trong các bước mở cửa hàng tạp hóa là thúc đẩy quảng cáo và tiếp thị giúp siêu thị của bạn Có chiến lược kinh doanh và quảng cáo hiệu quả sẽ đem đến cho bạn lợi nhuận khủng. Một số chiến lược bạn nên áp dụng như:

+ Triển khai chính sách tích lũy điểm thưởng tặng quà cho khách hành: Muốn thúc đẩy chính sách này, bạn cần có phần quà tặng có giá trị cao. Chính sách tích điểm có thể áp dụng như mỗi lần khách hàng mua hóa đơn sẽ được tích điểm trên hệ thống, khi nào khách hàng mua đủ 2 triệu thì sẽ tặng cho khách hàng một món quà như đồ chơi, hay đồ gia dụng,… Cách này sẽ khiến cho khách hàn hào hứng mua hàng và tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa.

+ Ưu đãi, giảm giá cho khách hàng thân thiết: Khách hàng sẽ cảm thấy sự khác biệt khi họ được ưu tiên, họ sẽ càng mua hàng nhiều hơn nữa.

+ Thực hiện chiến lược kinh doanh tăng giảm giá bán theo giờ: Nếu đến tối mà các thực phẩm tươi sống, rau củ quả vẫn còn nhiều thì việc áp dụng giảm giá là một cách bán hàng rất hiệu quả. Bạn chỉ giảm ở mức có lãi ít hơn nhưng tránh được việc hàng phải tồn kho đồng thời tạo cảm giác thích thú cho khách hàng khi mua được hàng giá rẻ hơn.

Trang trí cửa hàng

+ Biển hiệu của siêu thị: Chọn màu sắc đơn giản, không nên cho quá nhiều màu sắc trên biển hiệu. Thiết kế logo mang phong cách riêng cho siêu thị của bạn. Logo sẽ là hình ảnh xuyên suốt trong quá trình kinh doanh của bạn.

+ Trần nhà của siêu thị: Nên sử dụng tông màu trắng hoặc màu ấm tạo cảm giác ấm cúng cho khách hàng, trang trí đơn giản, không nên quá cầu kỳ.

+ Mặt sàn: Có thể chọn màu trắng tự nhiên hoặc những màu vàng nhạt để tạo cảm giác sạch sẽ cho khách hàng, không nên chọn sàn nhà màu tối.

+ Mặt tường bên trong siêu thị: Có thể ốp gạch men sứ màu trắng hoặc sử dụng những gam màu ấm áp, kết hợp với thả đèn hoặc troe khung logo thương hiệu để tạo hiệu ứng tâm lý mua hàng.

+ Âm nhạc: Theo nghiên cứu của các chuyên gia, một bản nhạc du dương, nhẹ nhàng sẽ làm cho khách hàng cảm thấy hứng thú và muốn mua hàng nhiều hơn.

Bày bán những sản phẩm mới

Các loại sản phẩm mới được đưa ra thị trường và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ khách hàng là những mặt hàng nên được trưng bày trong siêu thị của bạn thay cho lời muốn nói với khách hàng rằng siêu thị của bạn luôn cập nhật những thông tin sản phẩm mới, có chất lượng tốt, đem đến cho khách hàng những lựa chọn tuyệt vời nhất. Đặc biệt, những loại hàng hóa này nên được trưng bày ở một góc riêng để không bị lẫn lộn với các mặt hàng cũ và giúp cho khách hàng dễ nhìn thấy các mặt hàng mới hơn.

Ngoài các mặt hàng kể trên, bạn nên bán thêm các mặt hàng có tính thông dụng như bán vé máy bay, bán thẻ điện thoại, nhận vận chuyển hàng hóa, dịch vụ giặt quần áo, giặt khô hay bán khóa học, dịch vụ du lịch,… Bạn không phải là người cung cấp dịch vụ nhưng là người trung gian liên kết khách hàng với bên cung cấp cũng góp phần tích cực hơn trong việc kinh doanh của siêu thị.

Một vài kinh nghiệm khi mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Muốn giữ được chân khách hàng thì bạn cần phải cho khách hàng những lợi ích không chỉ về giá cả mà cả về dịch vụ đi kèm.

+ Thời gian bán hàng: Nếu bán hàng ở những khu dân cư thì có thể mở cửa hàng muộn hơn một chút vào buổi sáng nhưng buổi tối thì nên mở cửa đến 21h hoặc 22h. Bởi vì, ở những khu vực đó, khách hàng đi làm thường tầm 6h mới về và học thường nghỉ ngơi, nấu cơm tối xong. Tầm tối muộn có thời gian rảnh rỗi họ mới đi siêu thị mua sắm đồ.

+ Chỗ ngồi nghỉ chân và dùng đồ ăn nhanh: Nếu bán đồ ăn nhanh thì nên có những chỗ ngồi ăn cho khách hàng để họ có thể ăn luôn ở cửa hàng cho kịp giờ đi học, kịp giờ làm.

+ Dịch vụ chuyển hàng tới nhà: Đối với một số khách hàng quen ở quanh siêu thị của bạn, đôi lúc họ không muốn đến siêu thị mua đồ nên sẽ gọi bạn mang hàng hóa đến tận nhà. Chi phí vận chuyển không đáng là bao nhiêu nhưng dịch vụ này có thể giúp bạn bán được khá nhiều hàng hóa đấy. Đây là sự khác biệt bạn có thể tạo ra so với một số siêu thị khác.

+ Kinh doanh, buôn bán hàng hóa online: Bạn có thể lập website, lập Fanpage trên Facebook hoặc các trên các mạng xã hội khác để thường xuyên cập nhật tin tức về các mặt hàng mới hoặc những mặt hàng đang có ưu đãi, giảm giá để mở rộng đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Khách hàng có thể đặt hàng trực tiếp trên Internet và nhân viên sẽ giao hàng đến tận nơi cho họ

+ “Nhanh” là tiêu chí quan trọng nhất tạo ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng. Bạn nên tuyệt đối hạn chế việc khiến khách hàng cảm thấy khó chịu vì sự chậm trễ của mình.

Để làm được điều này, Trước khi bắt đầu, bạn cần đặt ra cho mình những mục tiêu kinh doanh phát triển lâu dài và bền vững nhất. Lấy việc phục vụ, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công của bạn. Hai mục tiêu vô cùng quan trọng mà bạn không thể bỏ qua là:

+ Đáp ứng được mọi nhu cầu mua hàng. Một cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini muốn phát triển được thì phải giúp khách hàng tiết kiệm thời gian cũng như thỏa mãn mọi mong muốn của họ, luôn coi “khách hàng là thượng đế”.

+ Mang đến sự tiện lợi cho người tiên dùng cũng là một yếu tố giúp khách hàng lựa chọn siêu thị của bạn. Trong thời buổi xã hội phát triển, con người ngày càng bận rộn hơn nhiều, việc đem đến cho khách hàng sự tiện lợi và nhanh chóng, giúp họ tiết kiệm thời gian mua sắm với đầy đủ các loại hàng hóa sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy thích thú hơn mỗi khi đi mua hàng.

Trên đây là các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, cũng như chia sẻ danh mục hàng tạp hóa, kinh nghiệm mở cửa hàng. Nếu bạn đang quan tâm tìm nguồn hàng tạp hóa giá sỉ thì đừng quên đọc bài viết Mách mối lấy hàng tạp hóa giá sỉ ở đâu rẻ và chất lượng.

Chúc các bạn thành công


Chia sẻ bài viết này