Bí quyết tiếp thị bán hàng ai cũng phải mê

Các chiến dịch tiếp thị thường tốn rất nhiều chi phí và công sức, do đó chúng ta cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả nhất. Áp lực của việc thiết kế thành công một chiến lược tiếp thị có thể rất cao. Điều đáng buồn là không phải lúc nào cũng chiến dịch tiếp thị cũng thành công như mong đợi. Thế nhưng, bạn có thể giảm thiểu rủi ro và nhanh chóng cải thiện cơ hội thành công bằng cách áp dụng quy tắc đơn giản.

Về cơ bản, nhiệm vụ của các chuyên gia tiếp thị online là lôi cuốn đối tượng khách hàng tiềm năng, khiến họ chú ý đến thông điệp sản phẩm hay dịch vụ của mình hơn là của đối thủ cạnh tranh. Rất nhiều chiến dịch tiếp thị thất bại trong việc tạo được sự chú ý đó và tệ hơn nữa là chúng không có khả năng thuyết phục để thu hút sự phản hồi của khách hàng. Mục tiêu chính của bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào cũng là thu hút sự chú ý và nhận được phản hồi từ khách hàng. Vậy làm cách nào để bạn có thể phá vỡ sự nhàm chán và tạo ấn tượng bất ngờ, khiến đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến có thể phân biệt ngay thương hiệu sản phẩm và đáp ứng những gì bạn chào mời? Làm thế nào để thực hiện được điều này?

Những mẫu quảng cáo ấn tượng

Năm 1933, Shackleton cho đăng một mẩu quảng cáo ngắn gọn trên nhiều tờ báo ở London để tìm người tình nguyện đi cùng ông trong chuyến thám hiểm Nam Cực sắp tới: “Tuyển nam cho chuyến đi mạo hiểm. Lương thấp, trời lạnh giá, nhiều tháng trời trong đêm đen, đầy hiểm nguy, không chắc ngày về an toàn. Có danh vọng và được tôn vinh nếu thành công. Trong khi ông chỉ hy vọng sẽ có khoảng 50 đến 75 người viết thư đến tìm hiểu thông tin. Cuối cùng mẫu quảng cáo của ông đã thu hút năm nghìn lá thư phản hồi. Điều này thực sự ấn tượng phải không ạ?

Chiến dịch marketing online dành cho bán lẻ

Bạn đã biết chăm sóc khách hàng đúng cách chưa?

Vì sao phải quảng cáo?

Hầu hết mọi người đều tin rằng việc quảng cáo chủ yếu là để tung sản phẩm hay dịch vụ mới ra thị trường, để xây dựng nhận biết thương hiệu và để thu hút khách hàng. Thật ra, những mục tiêu này đều đúng cả, tuy nhiên nếu chỉ có vậy thì ý nghĩa của việc quảng cáo chưa được trọn vẹn.

Sau đây là những lý do chính yếu để bạn nâng tầm quảng cáo:

– Tạo động lực thúc đẩy: Điều này sẽ tạo ra sự phấn khích và nhân viên sau đó sẽ thảo luận với gia đình và bạn bè của họ về chiến dịch quảng cáo. Nhớ thông báo cho nhân viên biết khi nào mẫu quảng cáo sẽ xuất hiện và trên phương tiện truyền thông nào.
– Nhắn nhủ với khách hàng hiện tại về tầm quan trọng của họ: Tăng cường nhận thức cũng như củng cố trí nhớ của khách hàng về sản phẩm hay thương hiệu công ty, việc quảng cáo khuyến khích khách hàng hỗ trợ thêm cho chiến dịch quảng cáo của ban. Hầu hết những mối kinh doanh “mới” có được nhờ quảng cáo là từ khách hàng hiện tại của bạn.
– Có thêm khách hàng mới: Ai cũng muốn có thêm nhiều khách hàng, nhưng những khách hàng tiềm năng này cần được trang bị thêm thông tin. Do vậy, bạn cần đảm bảo rằng địa chỉ website hoặc số điện thoại phải được in rõ ràng và dễ nhìn thấy. Bạn cũng cần nói rõ khách hàng có thể phản hồi trên phương tiện nào hoặc hướng dẫn chính xác cách thức và địa điểm mà khách hàng có thể mua được sản phẩm của bạn. Hãy luôn đặt ra thời hạn cụ thể.
– Tuyển dụng nhân tài của đối thủ cạnh tranh: Nếu nhân sự từ đối thủ cạnh tranh liên hệ và hỏi bạn về cơ hội việc làm sau khi xem mẫu quảng cáo của công ty, bạn biết rằng mình đã thành công. Ngay cả khi họ không đề cập gì đến mẫu quảng cáo, bạn vẫn có thể biết được đó là lý do chính đã thu hút và khiến họ liên hệ với bạn.
– Tăng cường hình ảnh quảng bá tích cực cho công ty: Các phương tiện truyền thông cũng sẽ theo dõi mẫu quảng cáo của bạn. Rất có thể phóng viên sẽ đề nghị phỏng vấn bạn sau khi chiến dịch quảng cáo bắt đầu. Hãy tận dụng cơ hội này và tỏ ra cộng tác với họ. Điều này tương tự như việc bạn làm hướng dẫn viên du lịch để quảng bá về những điều tốt đẹp của công ty mình qua chiến dịch quảng cáo.


Chia sẻ bài viết này