6 nhà đầu tư triệu phú thành công ở lứa tuổi không thể tin nổi (phần 1)

Để trở thành một nhà đầu tư giỏi, không nhất thiết bạn phải trải qua những trường lớp đào tạo danh tiếng và bài bản, càng không phụ thuộc vào tuổi tác của bạn. Những câu chuyện khởi nghiệp từ tuổi teen sau đây sẽ làm bạn bất ngờ về thành công vang dội của họ.

6 nhà đầu tư triệu phú thành công ở lứa tuổi không thể tin nổi

1. Jonathan Koon – Kiếm triệu đô ở tuổi 16

Jon Koon sinh năm 1983 ở Queens, New York, Mỹ, là con trai một trong gia đình nhập cư gốc Hồng Công. Năm 1998, khi đang theo học tại trường trung học Stuyvesant, Koon đã cho ra mắt Extreme Performance Motorsports – một công ty nhập khẩu phụ kiện điều khiển xe từ châu Á.

Jon Koon trả lời phỏng vấn trên Fox Business

Đến năm 16 tuổi, Jon Koon đã chứng tỏ mình là một nhà đầu tư bẩm sinh. Nhận thấy sự khác biệt lớn giữa ô tô của Nhật về sự cách tân và thiết kế, Jon quyết định dùng toàn bộ số tiến 5000 USD tiết kiệm được để hợp tác với những thợ cơ khí quen biết để mở tiệm độ xe. Những sản phẩm Koon tạo ra nhanh chóng được thị trường đón nhận bởi nó có thể giúp một chiếc xe bình thường trở nên cuốn hút, tiếng máy nổ uy lực cùng những dàn âm thanh “đỉnh”. Việc kinh doanh của Koon càng trở nên phát đạt khi một trong những chiếc xe anh “độ” đã xuất hiện trên chương trình “Pimp My Ride” – chương trình về độ xe nổi tiếng thế giới của kênh MTV. Không lâu sau Jon mở xưởng tự sản xuất và cung ứng các phụ kiện tới nhiều thị trường khác nhau.

Tuy nhiên sau đó Jon đã đóng cửa công ty của mình khi đang theo học tại Đại học Georgetown, ông tốt nghiệp với tấm bằng kinh doanh và quản trị quốc tế. Năm 2004, anh tiếp tục trở lại với công việc trước đây và được cấp bằng sáng chế phụ kiện xe. Công việc kinh doanh đã chuyển từ bán lại sang sản xuất ra nước ngoài, cũng từ đó anh dần tiếp xúc với sản xuất ngành may mặc. Anh thành lập Koon Enterprises chuyên sản xuất mũ nón cho các nhãn hiệu Rocawear, Honda, Costco, Federated Private Label cùng một số nhãn hiệu khác.

Năm 2008 hoạt động kinh doanh của anh bước sang trang mới khi ca sĩ nhạc rap Young Jeezy đã chọn công ty của anh là đối tác độc quyền cho chuỗi hàng quấn áo của mình. Từ đây, Jon chính thức đặt chân vào ngành may mặc. Đến nay thương hiệu Tykoon Brand Holdings của anh đã có một số cửa hàng trên khắp thế giới. Năm 2008, công ty này được xác định có giá trị khoảng 80 triệu USD.

2. Connor Zwick – Cải thiện hệ thống giáo dục

Connor Zwick sinh ra tại San Francisco và tốt nghiệp trường trung học Waukesha South khi mới chỉ 19 tuổi.  Năm 16 tuổi, khi còn đang học trung học, Connor cảm thấy có sự khác biệt rất lớn giữa cách dạy học của các trường và quá trình tiếp thu bài mới của sinh viên. Sau khi nghiên cứu, anh nhận ra rằng cách tốt nhất để cải thiện hệ thống giáo dục là thông qua đổi mới công nghệ.“Flashcards+ là nỗ lực đầu tiên của tôi trong việc cải cách hệ thống giáo dục, bằng cách nhắm tới cách mỗi học sinh tiếp thu và tối đa hóa nó”, Connor chia sẻ.

Javascript – một ngôn ngữ thông dịch, chương trình nguồn của nó được nhúng hoặc tích hợp vào tập tin HTML, chính  là cánh cửa dẫn tới thành công cho Connor Zwick. Năm 19 tuổi, anh đã bắt đầu viết văn bản hướng dẫn web về việc làm thế nào để sư dụng Javascript trong các ứng dụng khác nhau trên web. Sau một năm theo học tại Havard, anh bỏ học và bắt đầu phát triển sự nghiệp ở Coco Controller. Các thiết bị cơ bản mà anh nghiên cứu ra là một bộ điều khiển trò chơi với công dụng như một phụ kiện cho các thiết bị di động, lấy trải nghiệm xúc giác của các hệ thống chơi game tại nhà đưa vào thế giới điện thoại di động.

Ngày nay trang web của Connor là một trong những công cụ học tập phổ biến nhất tại các bậc giáo dục cơ bản và đang phát triển nhanh chóng mặt. Hiện có khoảng 1,6 triệu người đã tải và sử dụng ứng dụng của Connor.

Có thể bạn quan tâm:

Đôi điều bạn học được từ sự thành công của Victoria Beckham

9 điều thú vị có thể bạn chưa biết về tỷ phú Bill Gates

8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới

3. Sean Belnick – Tìm kiếm lợi nhuận với thị trường trực tuyến

Năm 2001, Belnick nhận thấy có một thị trường khổng lồ mà chưa ai khai thác đó là bán hàng nội thất trực tuyến. Với một khoản đầu tư $500 cùng những lời khuyên của người cha dượng Gary Glazer – một người kỳ cựu trong kinh doanh nội thất văn phòng, năm 14 tuổi cậu quyết định thành lập trang web BizChair.com, ban đầu chỉ bán mỗi ghế văn phòng. Năm 2004, Belnick Inc. đã chuyển vào không gian nhà kho thương nại đầu tiên của mình – một cơ sở 3.700 m2 tại Kennesaw, Georgia. Trong vòng 2 năm, kho BizChair được mở rộng tới 9.300 m2.

Bằng cách bán hàng trực tiếp tới tay người mua, đến năm 2008 Belnick đã đạt doanh thu lên tới 42 triệu USD. Tháng 5 năm 2009, Sean Belnick tốt nghiệp trường Goizueta Business của Đại học Emory và hoàn toàn đảm nhận vị trí CEO của Bizchair.com.

Thành công này giúp cậu mở rộng hoạt động kinh doanh sang các mảng nội thất gia đình và nhà hàng. Đến nay ở tuổi 25, Belnick tiếp tục lãnh đạo công ty phát triển bất chấp thị trường nhiều đổi thay. Năm 2010 doanh thu của công ty Belnick đã lên tới 58 triệu USD.


Chia sẻ bài viết này