Ông chủ một cơ sở điện dân dụng, 200 đàn ong, 5 con bò là tài sản hiện có, mang lại nửa tỉ mỗi năm cho anh chàng 9X Phạm Văn Hiếu.
Là con trao út trong gia đình 8 anh, chị em trú tại thôn Tiến Cường, Quảng Tiến, huyện Cư Mgar, Đắk Lắk. Được cha mẹ cưng chiều, cậu đã tham gia đàn đúm bạn bè ham chơi, quậy phá, đá gà ăn tiền… Hiếu bỏ học khi mới hết lớp 6.
Được gia đình, đặc biệt là chị gái ra sức khuyên nhủ, nhưng Hiếu đều bỏ ngoài tai, tối ngày bên sới gà và những cuộc chơi kéo dài không hồi nghỉ.
“Lúc ấy, tôi chỉ biết có đá gà hễ có bạn gọi là tôi lại biệt tích, mỗi lần thua độ tâm trạng chán nản tôi lại tụ tập với bạn bè quậy phá, gây gổ làm cha mẹ, hàng xóm buồn phiền. Thời gian ấy, bố mẹ coi như không có tôi trong gia đình vì hết chịu nổi, đành buông…” – Hiếu trải lòng.
Sau thời gian đắm chìm trong những cuộc chơi, đến khi thấm được lời khuyên nhủ của người thân thì đã muộn, không thể quay lại trường học do đã nghỉ quá lâu, lại mang tiếng xấu nên Hiếu đã quyết tâm theo học nghề.
Có thể bạn cũng quan tâm tới những bài viết
- Cách nuôi nhím thịt
- nuôi chuột cống nhum
- công ty giống cây trồng nam định
- cách chữa đau mắt đỏ bằng rau diếp cá
“Nghỉ học đã lâu, kiến thức hổng, muốn quay lại học nhưng cô giáo bảo phải học lại từ lớp 6, sợ ánh mắt dè bỉu của bạn bè nên tôi đã quyết định theo học nghề sửa chữa cơ điện trên tỉnh” – Hiếu chia sẻ
Thất bại đầu đời đã giúp Hiếu thêm động lực vươn lên trong cuộc sống, tiếp thu việc học sửa chữa cơ điện rất nhanh, chỉ sau 1 năm Hiếu đã sửa chữa thành thạo các loại điện máy. Để chắc tay hơn, cậu đã xin ở lại hcoj thêm một năm nữa để “trả ơn thầy” và ra mở tiệm riêng, thuê một cửa hàng mặt đường nhận sửa chữa máy bơm nước, tủ lạnh, máy giặt…
Thời gian đầu, Hiếu đối diện với muôn vàn khó khăn, nhiều người không tin vào khả năng của chàng trai 16 tuổi, nhưng dần dần tiếng lành đồn xa, khách từ khắp nơi trong huyện đem đủ loại máy hỏng đến nhờ Hiếu sửa.
Mùa khô, số máy bơm nước tưới cà phê cần bảo dưỡng xếp hàng chờ, Hiếu phải thuê thêm 2 nhân công mà nhiều hôm vẫn làm không kịp, cửa hàng tấp nập khách đứng ngồi chờ đợi.
Ngoài ra, Hiếu còn nhận lại phần lắp điện từ hai nhà thầu xây dựng cho các công trình nhà ở, mỗi năm lắp được cho hơn 10 căn nhà. Trừ chi phí mỗi năm tiệm thu được hơn 100 triệu đồng.
Làm giàu rất khó
Sau khi có đồng vốn từ sửa chữa và lắp điện dân dụng, Hiếu lấn sang nuôi ong. Hiếu chủ động tìm tòi kiến thức và kinh nghiệm qua sách, báo, tin vi và kinh nghiệm thực tế của nguwoif đi trước. Đến nay Hiếu đã có hươn 200 đàn ong mật.
Mặc dù đã tìm hiểu kỹ nghề nuôi ong, nhưng Hiếu vẫn không tránh khỏi những trục trặc phát sinh trong nghề. Lo sợ ong nhiễm phải thuốc trừ sâu tại các vườn cà phê mới phun, Hiếu chuyển ong lên vườn điều của người quen tại Bình Phước để tránh. Không ngờ thời điểm đưa ong lên cũng chính là lúc người dân nơi đây phụ thuốc trừ sâu bệnh cho vụ điều mới.
Đàn ong bị nhiễm thuốc, kế hoạch nuôi ong của Hiếu gặp thất bại, cậu bị lỗ 100 triệu đồng. Không nản lòng Hiếu tiếp tục gây dựng lại đến nay đàn ong của Hiếu đã cho thu trên 6.000 lít mật, trừ chi phí thu lời từ mật ong và phấn hoa trên 200 triệu đồng/năm.
Cuối năm 2013, Hiếu tiếp tục đầu tư gần 100 triệu mua 5 con bò giống về nhờ bố mẹ tận dụng bờ ao và những thửa đất trống trồng cỏ nuôi bò, phân dùng bón cà phê.
Đến nay, đnà bò của Hiếu sắp nhân lên do có 2 con bò sắp đẻ. Vào thời điểm mùa vụ cậu phải thuê thêm người xửa cơ điện, thu mật ong, còn lại đều tự tay quán xuyến.
Dự kiến khi mọi việc đi vào ổn định, Hiếu sẽ tiếp tục đầu tư mua thêm bò và một số vật nuôi, cây trồng khác. Mỗi năm lợi nhuận từ sửa chữa, nuôi ong, nuôi bò Hiếu thu về nửa tỷ đồng.
Hiếu tâm sự: “Tôi đã đánh mất cơ hội học chữ, nhưng không vì thế mà bỏ cuộc, tôi sẽ cố gắng làm việc để được trải nghiệm và chiến thắng chính quá khứ của mình. Những thất bại đầu đời khiến tôi thêm trân trọng giá trị của cuộc sống này, tôi vẫn còn học hỏi nhiều hơn nữa”.
Ông Nguyễn Sơn – Trưởng thôn Tiến Cường cho biết: “Hiếu nghỉ học sớm, có thời gian ham chơi làm gia đình và hàng xóm phiền lòng. Sau vấp ngã, hiếu đã phấn đấu, tu chí làm ăn để có được thành quả như ngày hôm nay, cậu ấy là một tấm gương đặc biệt trong phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, rất đáng khen ngời”.