Về cơ bản thì đây cũng ko có gì mới lạ hay cao siêu gì cả. Nó dựa trên cơ sở hoạt động của não bộ, mà như các anh chị em biết, não người vốn phi lý trí và “lười” chứ không hề “lý trí” như chúng ta vẫn tưởng. Trải qua nhiều nghìn năm tiến hóa, cơ thể con người dần trở nên hoạt động tối ưu hơn, và tối ưu hóa sao cho tốn ít năng lượng nhất, đó gọi là “lười”.
Với 1 cuốn vở, ở trường chúng ta được yêu cầu ghi chép bài như sau
Viết từ trên xuống dưới, từ trái sang phải và viết hết dòng.
Tuy nhiên, khi học lại bài thường gây khó khăn và nhanh quên. Không biết ở đây có bao nhiêu bạn gặp tình trạng này rồi.
Sau đây, mình giới thiệu 2 phương pháp để ghi chép giúp đơn giản hóa quá trình học và nhớ lâu hơn.
Phương pháp chia đôi tờ giấy
Phương pháp này có thể dùng cho học sinh ngay cả khi thầy cô yêu cầu chấm vở chép bài trên lớp.
Khi bạn chia đôi trang giấy thành 2 cột thì khi ghi về mặt vô thức bạn đã 1 lần học lại cho phần cột đã ghi bên trái. Ngoài ra, khi cần đọc lại, mắt sẽ bao quát toàn bộ trang giấy 1 lượt trước rồi mới đọc tiếp theo tứ tự lần lượt, hoặc tìm kiếm thông tin cần tìm nhanh hơn.
Phương pháp này vốn do 1 người bạn của mình cũng hay phải ghi chép chia sẻ lại, khi bạn ấy tìm kiếm cách ghi chép nhẹ nhàng và học được cách ghi chia đôi tờ giấy của người DO Thái.
Phương pháp sơ đồ tư duy (Mindmap) của Tony Buzan.
Phương pháp này thì chắc hầu hết các anh chị e ở đây đều biết, như con mình mới học lớp 1 đã đuiơcj dạy cách dùng trên lớp.
Mình được biết là giáo sư Buzan đã nghiên cứu rất nhiều về hoạt động của não bộ, thần kinh trước khi nghĩ ra phương pháp này. Cô giáo dạy sáng tạo của mình có kể là: khi còn là SV, ô Buzan vào thư viện hỏi mượn sách về não bộ, thần kinh và cô thủ thư hình như có trả lừoi gì đó liên quan tới tâm thần (mình ko nhớ câu trả lời đó nên ko viết ra).
Ưu điểm của phương pháp này là cho phép người ghi chép giải phóng hoàn toàn tư duy của mình, theo đó có thể vẽ, viết, kí hiệu, màu sắc…. quan trọng là khơi gợi được toàn bộ các giác quan hay như ngôn ngữ thần kinh là tác động vào hết các tuyến (vùng) thần kinh khác nhau – mà đã được giáo sư Howard Gardner chỉ ra là có 7 loại hình thông minh tương ứng với 7 vùng thần kinh của não bộ: trí thông minh logic (khoa học tự nhiên); âm nhạc, vận động; nghệ thuật..
Nhân đây, các thầy cô giáo đều biết là mỗi người có mạnh – yếu khác nhau (có trí thông minh khác nhau) nên hy vọng đừng bắt trẻ con tất cả đều thành bác sỹ, kỹ sư….